Các nhà khoa học Mỹ đã vẽ được bản đồ khu vực sâu nhất ở đại dương, chi tiết hơn so với những bản đồ trước đây. Đó là vực Mariana ở phía tây Thái Bình Dương dài khoảng 2500 km và sâu 10.994 m.
Bản đồ Vực Mariana. Ảnh:BBC. |
Việc lập bản đồ được trung tâm bản đồ đại dương và bờ biển, gọi tắt là CCOM, thực hiện và đã hoàn thành, giúp xác định chính xác hải phận của Mỹ tại khu vực này.
Tiến sĩ Jim Gardner thuộc CCOM, tại trường đại học New Hampshire cho BBC biết: Chúng tôi đã vẽ được toàn bộ vực Mariana này. Chúng tôi sử dụng những máy đo độ sâu hồi âm đa chùm gắn trên các tàu hải quân của Mỹ. Thiết bị này cho phép chúng tôi vẽ được những luồng âm thanh phản hồi vuông góc với đường chạy của tàu. Việc này cũng như việc cắt cỏ. Và chúng tôi đã có thể vẽ được vực này chính xác đến 100 mét.
Còn 1 địa điểm cách Challenger Deep 200 mét về phía đông là HMRG Deep cũng có độ sâu gần bằng là 10809 mét.
Thật là đặc biệt khi nghĩ rằng cả hai Challenger và HMRG Deep ở dưới biển có chiều cao hơn cả độ cao của đỉnh Everest trên đất liền.
Bộ quốc phòng Mỹ tài trợ cho cuộc nghiên cứu này bởi vì họ muốn biết liệu Đảo Guam và phía bắc quần đảo Mariana thuộc vùng kinh tế đặc quyền của Mỹ có thể nới rộng ra thêm so với hiện tại là 370 km hay không. Điều này là có thể nếu như hình dạng của đáy biển đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của công ước về luật biển của Liên hiệp quốc.
Dữ liệu này cũng làm cho các nhà khoa học rất quan tâm vì nó cho thấy được những bức hình về cấu trúc của 1 trong những mẩu kiến tạo địa chất chìm dưới biển mê hoặc nhất trên trái đất. Các nhà nghiên cứu rất muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra khi các ngọn núi dưới biển tiến gần tới miệng vực và bị nó nuốt chửng.
Đã xuất hiện 1 cuộc tranh luận rất lớn về việc liệu các ngọn núi dưới nước trôi xuống vực có ảnh hưởng đến tần số xuất hiện và mức độ của các trận động đất mạnh. Những dữ liệu từ bản đồ cho thấy rằng chúng có thể tạo ra thêm những va chạm đột ngột gây nên những rung chuyển mạnh.
Tiến sĩ Gardner cho biết các ngọn núi dưới sẽ vỡ ra khi chúng trôi xuống. Ngay khi mảng kiến tạo Thái Bình Dương bắt đầu uốn cong xuống, nó sẽ phá vỡ những lớp vỏ đất đá rất, rất xưa mà những lớp vỏ này rất dễ vỡ. Nhất định tại vực Mariana, các ngọn núi đó sẽ vỡ ra thành từng mảnh và giảm kích thước.
Việc khảo sát này là đề tài nóng bỏng vì có 4 nhóm thám hiểm sắp gởi những con tàu ngầm có người lái xuống vực này để thăm dò dộ sâu của nó.
Cho tới hiện tại chỉ có 2 người là đi tới được Challenger Deep. Đó là Don Walsh và Jacques Piccard trong con tàu lặn Trieste năm 1960.
Những nhóm đang chạy đua với nhau để quay lại nơi sâu nhất của Challenger Deep là tàu ngầm Virgin do Chris Welsh cầm lái; tàu Triton đang đậu tại Florida; và tàu DOER, được Eric Schmidt của Google và nhà hải dương học Sylvia Earle hỗ trợ.
Bản đồ độ phân giải cao về vực Mariana có thể tạo cảm hứng để thăm dò tiếp những khu vực còn lại dưới biển. Ít nhất chúng ta cũng nên có 1 tấm bản đồ thể hiện 1 phần của trái đất ta đang sinh sống.
Phúc Nguyễn