- Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Cao Xuân Hùng chia sẻ ông thực sự sốc, đã khóc và suy nghĩ nhiều về cái chết của cô học trò lớp 12 Anh 2 trong kí túc xá. Ông nói nhiều về chuyện quan tâm, sát sao học trò “nhưng quả thực cho tới giờ, qua tìm hiểu trường vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân cái chết của em”.
Đột ngột ra đi
3 ngày sau cái chết của nữ sinh lớp 12 Anh 2 chiều 1/3 phóng viên VietNamNet đã có buổi làm việc với lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng đại diện hội phụ huynh học sinh lớp 12 Anh 2.
Đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ, gương mặt buồn bã Hiệu trưởng Cao Xuân Hùng tâm sự: “27 năm trong nghề, bản thân tôi chưa bao giờ chứng kiến một việc đau lòng như thế. Cảm xúc đầu tiên khi biết tin em mất của tôi là sốc, xót xa và cả lo lắng”.
Theo lời hiệu trưởng: “Mọi khi việc kiểm tra, giám sát tình hình học sinh ở kí túc xá của nhà trường rất nghiêm. Buổi sáng, trước 7h sẽ có các thầy cô và bảo vệ lên từng phòng để nắm tình hình các trò.
Sáng 28/2 nhà trường kiểm tra tập trung, có lớp phải lên trường, lớp không. Hôm đó, lớp 12 Anh 2 kiểm tra môn Lịch sử. Em nữ này không lên lớp. Khoảng 8h các em làm bài xong. Hơn 8h30 các em cùng phòng với em trở về kí túc xá và phát hiện ra sự việc đáng tiếc”.
Cô Kim Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Anh 2 cho biết: “Trước đó ngày 27/2, tôi có tiết dạy trên lớp nhưng không thấy em có biểu hiện gì khác thường”.
Trước khi thắt cổ tự tử, em đã để lại hai lá thư ngắn ngủi chưa dài kín một mặt vở gửi các bạn cùng lớp và gia đình. Ông Hùng nói mình đã đọc nhưng “không thấy em oán trách gì ai. Em chỉ nói lời xin lỗi bố và rằng mình đã không làm gì sai cả”.
Nữ sinh là người cởi mở
Mãi đến khi tới cổng kí túc xá, cô Kim Anh mới được thông báo về cái chết đột ngột của học trò do mình chủ nhiệm. Người giáo viên trẻ đã quỵ ngã. Những kỉ niệm về cô trò nhỏ lại dồn về nỗi nhớ của cô.
“Lam (tên nữ sinh tự tử, đã được đổi – PV) là học trò hồn nhiên. Em rất nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường, lớp. Tôi nhớ mãi một lần tổ 4 của em đứng ra tổ chức buổi sinh hoạt hàng tuần cho lớp, Lam lên bảng kể một câu chuyện bằng tiếng Anh.
Vừa kể em vừa mô tả chuyện bằng hình vẽ trên bảng. Em đã khiến cả lớp cười vang vì sự hóm hỉnh và sự nhiệt tình của mình”.
Còn vị hiệu trưởng thì vẫn nhớ mãi hình ảnh cô học trò nhỏ trong vai ông già Noel, áo quần xúng xính, hồn nhiên diễn trên sân khấu của trường dịp giáng sinh năm ngoái. Cô Kim Anh bổ sung: “Buổi trước đó khi chọn vai diễn này, chỉ có em là người duy nhất đứng lên xin cô cho em được nhận vai này”.
“Em học lực khá, học đều các môn và không tham gia vào đội tuyển thi HSG của trường. Nếu không có chuyện này xảy ra tôi nghĩ khả năng vào ĐH đối với em là trong tầm tay” – vị hiệu trưởng xót xa.
Không giải thích được!
Nhận được tin, lãnh đạo trường đã báo cáo ngay cho gia đình em học sinh, phía công an và Sở GD-ĐT Nam Định. Hiệu trưởng Hùng thông tin: “Phòng của Lam có 8 em. Sau khi em mất, công an đã tách 7 em còn lại để hỏi.
Rồi họ trả các em về cho trường với lời dặn đừng truy xét gì thêm để các em phải dằn vặt, có thể gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý trò. Tất cả không làm gì có lỗi với Lam”.
Bản thân là người làm quản lí, ông Hùng nói mình đã ngồi nghĩ rất nhiều, tự xem lại việc trường đã quan tâm học trò tới đâu hay có tạo áp lực học hành gì với trò không.
“Quan điểm của trường từ lâu nay là không tạo áp lực học hành gì với các trò. Giáo viên luôn phải thay đổi, gạt bỏ chuyện riêng tư bên ngoài để toàn tâm cho các trò. Với các em, trường không bắt mà để các em tới học bằng sự đam mê và yêu thích” – vị hiệu trưởng phân trần.
Ông Hùng cũng cho biết: Hàng năm, trường thường xuyên mời các chuyên gia tâm lý về trò chuyện với các em, hàng tuần học sinh trường ông đua nhau đăng ký để biểu diễn các tiết mục do mình tự dàn dựng.
“Tất nhiên thật khó đánh giá hiệu quả của những biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho trò. Nhưng tất cả những gì có thể trường đã cố gắng làm. Ai cũng muốn tìm hiểu lý do cái chết của em song tôi vẫn không thể lý giải được cái chết đó” – ông Hùng thừa nhận.
Một mặt phải cắt cử người cùng gia đình học sinh lo hậu sự, mặt khác lãnh đạo nhà trường lại phải tới gặp mặt riêng học sinh của lớp 12 Anh 2 để động viên tinh thần cho các trò. Cho tới nay, theo lời của cô chủ nhiệm Kim Anh: “Học sinh của lớp cũng đã khá hơn nhiều, không còn uể oải như mấy hôm trước nữa”.
Trường THPT Lê Hồng Phong (TP. Nam Định) |
3 ngày sau cái chết của nữ sinh lớp 12 Anh 2 chiều 1/3 phóng viên VietNamNet đã có buổi làm việc với lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng đại diện hội phụ huynh học sinh lớp 12 Anh 2.
Đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ, gương mặt buồn bã Hiệu trưởng Cao Xuân Hùng tâm sự: “27 năm trong nghề, bản thân tôi chưa bao giờ chứng kiến một việc đau lòng như thế. Cảm xúc đầu tiên khi biết tin em mất của tôi là sốc, xót xa và cả lo lắng”.
Theo lời hiệu trưởng: “Mọi khi việc kiểm tra, giám sát tình hình học sinh ở kí túc xá của nhà trường rất nghiêm. Buổi sáng, trước 7h sẽ có các thầy cô và bảo vệ lên từng phòng để nắm tình hình các trò.
Sáng 28/2 nhà trường kiểm tra tập trung, có lớp phải lên trường, lớp không. Hôm đó, lớp 12 Anh 2 kiểm tra môn Lịch sử. Em nữ này không lên lớp. Khoảng 8h các em làm bài xong. Hơn 8h30 các em cùng phòng với em trở về kí túc xá và phát hiện ra sự việc đáng tiếc”.
Cô Kim Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Anh 2 cho biết: “Trước đó ngày 27/2, tôi có tiết dạy trên lớp nhưng không thấy em có biểu hiện gì khác thường”.
Trước khi thắt cổ tự tử, em đã để lại hai lá thư ngắn ngủi chưa dài kín một mặt vở gửi các bạn cùng lớp và gia đình. Ông Hùng nói mình đã đọc nhưng “không thấy em oán trách gì ai. Em chỉ nói lời xin lỗi bố và rằng mình đã không làm gì sai cả”.
Nữ sinh là người cởi mở
Mãi đến khi tới cổng kí túc xá, cô Kim Anh mới được thông báo về cái chết đột ngột của học trò do mình chủ nhiệm. Người giáo viên trẻ đã quỵ ngã. Những kỉ niệm về cô trò nhỏ lại dồn về nỗi nhớ của cô.
“Lam (tên nữ sinh tự tử, đã được đổi – PV) là học trò hồn nhiên. Em rất nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường, lớp. Tôi nhớ mãi một lần tổ 4 của em đứng ra tổ chức buổi sinh hoạt hàng tuần cho lớp, Lam lên bảng kể một câu chuyện bằng tiếng Anh.
Vừa kể em vừa mô tả chuyện bằng hình vẽ trên bảng. Em đã khiến cả lớp cười vang vì sự hóm hỉnh và sự nhiệt tình của mình”.
Phòng 303, kí túc Trường THPT Lê Hồng Phong cửa đã đóng, 7 em còn lại của phòng này đã được gia đình cho về nhà để ổn định tâm lí. |
Còn vị hiệu trưởng thì vẫn nhớ mãi hình ảnh cô học trò nhỏ trong vai ông già Noel, áo quần xúng xính, hồn nhiên diễn trên sân khấu của trường dịp giáng sinh năm ngoái. Cô Kim Anh bổ sung: “Buổi trước đó khi chọn vai diễn này, chỉ có em là người duy nhất đứng lên xin cô cho em được nhận vai này”.
“Em học lực khá, học đều các môn và không tham gia vào đội tuyển thi HSG của trường. Nếu không có chuyện này xảy ra tôi nghĩ khả năng vào ĐH đối với em là trong tầm tay” – vị hiệu trưởng xót xa.
Không giải thích được!
Nhận được tin, lãnh đạo trường đã báo cáo ngay cho gia đình em học sinh, phía công an và Sở GD-ĐT Nam Định. Hiệu trưởng Hùng thông tin: “Phòng của Lam có 8 em. Sau khi em mất, công an đã tách 7 em còn lại để hỏi.
Rồi họ trả các em về cho trường với lời dặn đừng truy xét gì thêm để các em phải dằn vặt, có thể gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý trò. Tất cả không làm gì có lỗi với Lam”.
Bản thân là người làm quản lí, ông Hùng nói mình đã ngồi nghĩ rất nhiều, tự xem lại việc trường đã quan tâm học trò tới đâu hay có tạo áp lực học hành gì với trò không.
“Quan điểm của trường từ lâu nay là không tạo áp lực học hành gì với các trò. Giáo viên luôn phải thay đổi, gạt bỏ chuyện riêng tư bên ngoài để toàn tâm cho các trò. Với các em, trường không bắt mà để các em tới học bằng sự đam mê và yêu thích” – vị hiệu trưởng phân trần.
Ông Hùng cũng cho biết: Hàng năm, trường thường xuyên mời các chuyên gia tâm lý về trò chuyện với các em, hàng tuần học sinh trường ông đua nhau đăng ký để biểu diễn các tiết mục do mình tự dàn dựng.
“Tất nhiên thật khó đánh giá hiệu quả của những biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho trò. Nhưng tất cả những gì có thể trường đã cố gắng làm. Ai cũng muốn tìm hiểu lý do cái chết của em song tôi vẫn không thể lý giải được cái chết đó” – ông Hùng thừa nhận.
Một mặt phải cắt cử người cùng gia đình học sinh lo hậu sự, mặt khác lãnh đạo nhà trường lại phải tới gặp mặt riêng học sinh của lớp 12 Anh 2 để động viên tinh thần cho các trò. Cho tới nay, theo lời của cô chủ nhiệm Kim Anh: “Học sinh của lớp cũng đã khá hơn nhiều, không còn uể oải như mấy hôm trước nữa”.
- Văn Chung
7 phụ huynh tạm thời cho con về nhà Hỏi về chuyện quản lí kí túc xá của học sinh, hiệu trưởng nhà trường dẫn tôi đi thăm khu vực kí túc xá (cách trường học gần 100m). “Trường có camera giám sát ở kí túc. Ngoài bảo vệ, các giáo viên của trường phải thay phiên nhau tới giám sát, đôn đốc việc sinh hoạt, học tập của học sinh”. Sau cái chết của học trò lớp 12 Anh 2, 7 học sinh còn lại của phòng 303 đã được gia đình tạm thời cho về để nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần. Phòng này đã đóng cửa, đồ đạc trống trơn. Kí túc xá của trường hiện có 250 em gia đình nông thôn, diện chính sách ở. Chiều 1/3, lãnh đạo nhà trường đã có buổi họp với 7 phụ huynh có con đang ở phòng 303. Nội dung chính của cuộc họp bàn về chuyện gia đình có tiếp tục cho con ở kí túc xá hay tự thu xếp nơi ăn ở cho các con. Chi hội trưởng hội phụ huynh lớp 12 Anh 2, ông Nguyễn Xuân Hoàng cho biết: “Hiện gia đình tôi còn một ngôi nhà chưa dung tới. Nếu phụ huynh có yêu cầu tôi xin sẵn sàng thu xếp giúp các cháu nơi ở. Sự việc đã qua là điều không may, không ai mong muốn. Mong mỏi lớn nhất của chúng tôi là mong nhà trường tìm biện pháp để sớm ổn định tâm lý cho các cháu yên tâm học hành”. |