Núi lửa Taal bắt đầu trỗi dậy hôm 12/1 sau một thời gian dài ngủ yên kể từ lần phun trào gần đây nhất năm 1977. Tuy nhiên, vài năm gần đây, núi lửa đã bộc lộ các biểu hiện gia tăng hoạt động địa chấn.

{keywords}
Núi lửa Taal bừng tỉnh sau hơn 4 thập kỷ ngủ yên. Ảnh: Reuters 

Một số nhân chứng cũng như các camera giám sát được dùng để theo dõi núi lửa đã quay được cảnh Taal bừng tỉnh, phun ra cột khói bụi khổng lồ bao trùm một vùng rộng lớn. Đợt phun trào đầu tiên này xảy ra khi mắc ma nóng bỏng làm bốc hơi nước ngầm hoặc nước trên bề mặt.

Cột khói đen đặc ngay đó ám chỉ luồng hơi đã hòa lẫn với tro bụi núi lửa thực sự.

Cảnh tượng càng trở nên đáng sợ hơn khi nhiều tia sét giáng xuống giữa cột khói bụi bốc lên cao vút trên miệng núi lửa. Giữa bối cảnh được mô tả như "ngày tận thế", nhiều khu vực dân cư gần đó đã hứng mưa bụi rơi xuống tới tấp ngay sau khi Taal bắt đầu phun trào.

{keywords}
 

Sự cố ước tính khiến gần 8.000 cư dân địa phương bị ảnh hưởng. Hàng ngàn người sống trong những khu vực cận kề núi lửa cuống cuống rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Các cộng đồng cư trú trên bờ sông Taal được cảnh báo theo dõi chặt những biến động của nước cũng như nguy cơ xảy ra sóng lớn từ hoạt động địa chấn gia tăng.

{keywords}
 

Theo báo RT, hoạt động mới nhất của Taal đã khiến Viện Núi lửa và địa chấn học Philippines phải nâng mức độ đe dọa của núi lửa lên hai lần chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, từ báo động "bất thường" lên mức "bất ổn mắc ma", ám chỉ núi lửa có thể phun trào nham thạch trên bề mặt.

Taal thuộc về nhóm "Các ngọn núi lửa thập kỷ", gồm 16 ngọn núi nổi tiếng về các vụ phun trào dữ dội, gây thương vong về người trong quá khứ và do đó đáng được nghiên cứu cũng như giám sát chặt chẽ.

Lần phun trào dài kỷ lục của núi lửa Taal xảy ra vào năm 1754, kéo dài gần 8 tháng. Song, vụ phun trào nghiêm trọng nhất của núi lửa này là vào năm 1911, cướp đi sinh mạng của hơn 1.300 người và xóa sổ mọi khu dân cư trên đảo núi lửa.

Tuấn Anh