- Điển trai, trí thức, ngỡ như hiền lành nhưng lại dã man đến mất nhân tính – những nhận định với “sát thủ máu lạnh” Nguyễn Đức Nghĩa một thời gây xôn xao lại được “xới lên” sau hành vi cướp xe LX của sinh viên Nguyễn Duy Quang (sinh năm 1991).
Những sát nhân mang hình hài công dân ‘ngoan”
Vào thăm Nguyễn Duy Quang tại địa chỉ facebook Quang Quằn Quại, hình ảnh một cậu sinh viên đang làm chủ hội nhóm “Hội những người yêu mà không dám thổ lộ” có tới hơn 7.000 thành viên, với gương mặt trắng trẻo dáng người thư sinh không ai có thể ngờ đó lại là chân dung của một kẻ sát nhân giết người cướp của đến man rợ.
Muốn làm một bữa sinh nhật “để đời” cho người yêu tại một quán bar, Quang đã rủ Nguyễn Thị Ý - cô bạn mới quen trên mạng đi chơi, rồi dùng dây thừng xiết cổ Ý cướp tài sản. Trước khi cướp dây chuyền, điện thoại và chiếc xe LX bỏ đi, anh ta còn lấy gạch đập nhiều nhát vào đầu Ý tới khi nạn nhân không còn động đậy anh ta tiếp tục lấy chiếc bao tải gần đó phủ lên người nạn nhân.
Có 2,4 triệu đồng bán chiếc điện thoại, Quang vẫn ung dung đi chiếc xe mới cướp được để tận hưởng cùng người yêu trong những cuộc chơi bời.
Đi tìm chân dung của tên sát thủ với những hành động man rợ ấy nhiều người đã không khỏi giật mình khi biết về cuộc sống dư giả đáng mơ ước của cậu sinh viên năm nhất trường Đại học Xây Dựng Nguyễn Duy Quang.
Đã từng là học sinh giỏi quốc gia, thi đỗ ĐH thừa tới 3,5 điểm hòa đồng hiền lành. Xét về kinh tế, mỗi tháng ngoài tiền chu cấp của bố mẹ, Quang còn được hẫu thuẫn từ chị gái đang làm tại một ngân hàng. Tưởng chừng Quang có mọi thứ nhưng rồi chính cậu lại đánh mất mọi thứ khi giờ đây phải đối mặt với tội danh cướp của giết người.
Đặt phương châm cho hội của mình Quang khẳng định: “Cuộc sống tùy thuộc vào bạn. Cuộc sống chỉ cung cấp vải bạt, bạn mới là người vẽ nên những bức tranh. Hãy gánh vác trách nhiệm hay mang lấy một ai đó trong đời bạn”. Chỉ có điều Quang “gánh vác trách nhiệm” và chọn cách “vẽ lên bức tranh cho cuộc đời mình” bằng tội lỗi nhuốm đầy máu.
Còn nhớ vụ án giết người dã man làm rúng động dư luận hồi năm 2010 do tên Nguyễn Đức Nghĩa sinh năm 1984, từng là sinh viên của một trường đại học danh tiếng - Trường Đại học Ngoại thương, từng là đứa con ngoan của khu phố, từng là một học sinh giỏi hiền lành gây ra cũng chỉ để có tiền trả nợ, đã làm nhiều người phải suy nghĩ. Thì đến hôm nay, câu chuyện của Nguyễn Duy Quang lại một lần nữa “xới lên” dư luận về lối sống và hành vi của thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước.
Lời cảnh báo mang báo động đỏ
Bày tỏ sự bức xúc trước hành động của tên sát nhân trên một diễn dàn nickmane huyhieu bày tỏ: “Một Nguyễn Đức Nghĩa dường như vẫn còn chưa đủ để cảnh báo đối với những người trẻ. Hay đó là do thói ăn chơi đua đòi, lối sống thực dụng, suy nghĩ lệch lạc đã dẫn tới những hành động man rợ của một bộ phận những giới trẻ hiện nay”.
“Có thể coi đó là căn bệnh trong suy nghĩ của giới trẻ hiện nay không? Không thể kiểm soát được hành vi suy nghĩ của mình chỉ liều lĩnh hành động mà quên đi nhân tính. Không thiếu tiền sống nhưng lại thiếu tiền ăn chơi dường như đã biến Quang trở thành tên sát nhân máu lạnh. Thêm một lần nữa tôi thực sự thấy lo lắng cho những suy nghĩ và hành động của những người trẻ” – thành viên ngocthanh_vn chia sẻ.
Còn theo ý kiến Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý – Chuyên gia tâm lý: “Dựa trên những đánh giá tâm lý có thể nhận định hành động phạm tội của một bộ phận giới trẻ hiện nay có thể là do đua đòi, cần thỏa mãn nhu cầu ăn chơi nên rất dễ dẫn đến con đường phạm tội. Hoặc đôi khi chỉ là muốn thể hiện cái tôi sành điệu rất riêng mà nhiều người trẻ quan niệm đẳng cấp bằng tiền nên họ sẽ làm mọi cách để có thể có được đẳng cấp ấy. Với tốc độ phát triển của những phương tiện truyền thông việc giới trẻ thường xuyên tiếp cận với mạng internet, game hay những phim hành động mạnh cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hành vi của giới trẻ”.
Tiến sĩ cũng nói thêm: “Lật lại vụ án của Nguyễn Đức Nghĩa cũng có thể thấy một trong những tác động từ game và những phim mà Nghĩa đã từng chìm đắm vào trước đó đã dấn Nghĩa đến những hành động mất nhân tính đến khó tin. Vụ án của Quang lại thêm một lần nữa cảnh báo gia đình và xã hội về con đường sa ngã đến khó tin của giới trẻ. Đừng để mọi việc đã trở nên quá muộn chúng ta mới tá hỏa lên để tìm cách chữa”.
Cũng không ít ý kiến đặt ra có thể Quang không phải lo lắng nhiều về vấn đề tài chính nên không nhận thức được giá trị của đồng tiền và đã hành động một cách mù quáng. Nhưng hành động của Quang là có chủ đích nên tất cả những nhận định bước đầu về một cậu sinh viên ngoan vẫn còn nhiều dấu hỏi.
Và thực sự đang có những căn bệnh tồn tại giới trẻ bắt nguồn từ chính hành vi mà họ không thể kiểm soát.
Bạn nghĩ gì về hành vi phạm tội của Nguyễn Duy Quang? Vụ án có phải lời cảnh tỉnh đanh thép cho thói ăn chơi đua đòi, lối sống thực dụng, suy nghĩ lệch lạc đã dẫn tới những hành động man rợ của một bộ phận những giới trẻ hiện nay hay là những hiểm họa khôn lường của mạng xã hội ảo? Mọi ý kiến xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây! Trân trọng cảm ơn!
Những sát nhân mang hình hài công dân ‘ngoan”
Vào thăm Nguyễn Duy Quang tại địa chỉ facebook Quang Quằn Quại, hình ảnh một cậu sinh viên đang làm chủ hội nhóm “Hội những người yêu mà không dám thổ lộ” có tới hơn 7.000 thành viên, với gương mặt trắng trẻo dáng người thư sinh không ai có thể ngờ đó lại là chân dung của một kẻ sát nhân giết người cướp của đến man rợ.
Muốn làm một bữa sinh nhật “để đời” cho người yêu tại một quán bar, Quang đã rủ Nguyễn Thị Ý - cô bạn mới quen trên mạng đi chơi, rồi dùng dây thừng xiết cổ Ý cướp tài sản. Trước khi cướp dây chuyền, điện thoại và chiếc xe LX bỏ đi, anh ta còn lấy gạch đập nhiều nhát vào đầu Ý tới khi nạn nhân không còn động đậy anh ta tiếp tục lấy chiếc bao tải gần đó phủ lên người nạn nhân.
Có 2,4 triệu đồng bán chiếc điện thoại, Quang vẫn ung dung đi chiếc xe mới cướp được để tận hưởng cùng người yêu trong những cuộc chơi bời.
Thói ăn chơi đua đòi, lối sống thực dụng, suy nghĩ lệch lạc đã dẫn tới
những hành động man rợ của một bộ phận những giới trẻ hiện nay (ảnh Tiền phong) |
Đã từng là học sinh giỏi quốc gia, thi đỗ ĐH thừa tới 3,5 điểm hòa đồng hiền lành. Xét về kinh tế, mỗi tháng ngoài tiền chu cấp của bố mẹ, Quang còn được hẫu thuẫn từ chị gái đang làm tại một ngân hàng. Tưởng chừng Quang có mọi thứ nhưng rồi chính cậu lại đánh mất mọi thứ khi giờ đây phải đối mặt với tội danh cướp của giết người.
Đặt phương châm cho hội của mình Quang khẳng định: “Cuộc sống tùy thuộc vào bạn. Cuộc sống chỉ cung cấp vải bạt, bạn mới là người vẽ nên những bức tranh. Hãy gánh vác trách nhiệm hay mang lấy một ai đó trong đời bạn”. Chỉ có điều Quang “gánh vác trách nhiệm” và chọn cách “vẽ lên bức tranh cho cuộc đời mình” bằng tội lỗi nhuốm đầy máu.
Còn nhớ vụ án giết người dã man làm rúng động dư luận hồi năm 2010 do tên Nguyễn Đức Nghĩa sinh năm 1984, từng là sinh viên của một trường đại học danh tiếng - Trường Đại học Ngoại thương, từng là đứa con ngoan của khu phố, từng là một học sinh giỏi hiền lành gây ra cũng chỉ để có tiền trả nợ, đã làm nhiều người phải suy nghĩ. Thì đến hôm nay, câu chuyện của Nguyễn Duy Quang lại một lần nữa “xới lên” dư luận về lối sống và hành vi của thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước.
Lời cảnh báo mang báo động đỏ
Bày tỏ sự bức xúc trước hành động của tên sát nhân trên một diễn dàn nickmane huyhieu bày tỏ: “Một Nguyễn Đức Nghĩa dường như vẫn còn chưa đủ để cảnh báo đối với những người trẻ. Hay đó là do thói ăn chơi đua đòi, lối sống thực dụng, suy nghĩ lệch lạc đã dẫn tới những hành động man rợ của một bộ phận những giới trẻ hiện nay”.
Nạn nhân của Quang "quằn quại" (Ảnh Dân trí) |
Còn theo ý kiến Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý – Chuyên gia tâm lý: “Dựa trên những đánh giá tâm lý có thể nhận định hành động phạm tội của một bộ phận giới trẻ hiện nay có thể là do đua đòi, cần thỏa mãn nhu cầu ăn chơi nên rất dễ dẫn đến con đường phạm tội. Hoặc đôi khi chỉ là muốn thể hiện cái tôi sành điệu rất riêng mà nhiều người trẻ quan niệm đẳng cấp bằng tiền nên họ sẽ làm mọi cách để có thể có được đẳng cấp ấy. Với tốc độ phát triển của những phương tiện truyền thông việc giới trẻ thường xuyên tiếp cận với mạng internet, game hay những phim hành động mạnh cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hành vi của giới trẻ”.
Tiến sĩ cũng nói thêm: “Lật lại vụ án của Nguyễn Đức Nghĩa cũng có thể thấy một trong những tác động từ game và những phim mà Nghĩa đã từng chìm đắm vào trước đó đã dấn Nghĩa đến những hành động mất nhân tính đến khó tin. Vụ án của Quang lại thêm một lần nữa cảnh báo gia đình và xã hội về con đường sa ngã đến khó tin của giới trẻ. Đừng để mọi việc đã trở nên quá muộn chúng ta mới tá hỏa lên để tìm cách chữa”.
Cũng không ít ý kiến đặt ra có thể Quang không phải lo lắng nhiều về vấn đề tài chính nên không nhận thức được giá trị của đồng tiền và đã hành động một cách mù quáng. Nhưng hành động của Quang là có chủ đích nên tất cả những nhận định bước đầu về một cậu sinh viên ngoan vẫn còn nhiều dấu hỏi.
Và thực sự đang có những căn bệnh tồn tại giới trẻ bắt nguồn từ chính hành vi mà họ không thể kiểm soát.
Bạn nghĩ gì về hành vi phạm tội của Nguyễn Duy Quang? Vụ án có phải lời cảnh tỉnh đanh thép cho thói ăn chơi đua đòi, lối sống thực dụng, suy nghĩ lệch lạc đã dẫn tới những hành động man rợ của một bộ phận những giới trẻ hiện nay hay là những hiểm họa khôn lường của mạng xã hội ảo? Mọi ý kiến xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây! Trân trọng cảm ơn!
- Hồng Khanh
NHỮNG HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI ẢO Cư dân mạng đang chú ý hơn về một trang Facebook có hơn 7000 thành viên, mang tên “Hội những người đang yêu mà không dám thổ lộ” mà chính hung thủ là admin của "hội" này. Quả thực, không phải hội nào cũng có những admin sẵn sàng xuống tay giết người dã man chỉ vì muốn cướp xe LX để đưa bạn gái... lên bar sinh nhật. Thế nhưng phải công nhận rằng một phần giới trẻ đang sống quá liều lĩnh và thiếu hiểu biết. Những cái ảo trên mạng, đôi khi lại được 9X đặt nhiều niềm tin hơn là sự thật ngoài đời. Một cái nick làm admin, với quyền lực chỉ gói gọn trên bàn phím, cộng thêm vài câu tán phét dẻo mỏ, lại khiến bao cô gái mù quáng tin tưởng. Từ đó, cực nhiều vấn đề nảy sinh quanh mối quan hệ online. Rất nhiều vụ lừa lọc trên các forum, blog, page cá nhân… mà nạn nhân là member, còn thủ phạm là “anh admin đầy quyền lực” từng được đem ra nhằm cảnh báo teen đừng đặt niềm tin quá lớn vào thế giới ảo. Nhưng rồi sự lừa đảo vẫn cứ xảy ra, thậm chí đã biến thành án mạng chỉ vì “anh admin ga lăng, thư sinh” muốn "sĩ" với bạn gái, muốn có tiền để tổ chức sinh nhật trên bar. Và “lựa chọn” không còn gì thích hợp hơn là ra tay với nạn nhân từng quen biết qua mạng, lấy cái uy tín gói gọn trên bàn phím để tiến hành gây án. Hiện nay, hung thủ đã bị tóm gọn, nạn nhân đang dần hồi phục nhưng điều để lại trong cư dân mạng là liệu vụ án mạng kinh hoàng này có khiến các bạn trẻ dè dặt hơn trong việc kết bạn, tin tưởng vào những mối quan hệ chỉ được thiết lập mong manh qua bàn phím? Theo PLXH |