Để tiết kiệm thời gian, nhiều chủ lò mổ đã dùng nhựa thông, keo độc, nước rửa chén… để vặt lông gia súc, gia cầm. Việc làm này đã và đang gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Làm sạch lông heo bằng… nhựa thông
Cuối tháng 5 vừa qua, công an TP.HCM đã bất ngờ kiểm tra lò giết mổ heo Võ Hồng
Trân (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) và phát hiện công nghệ chế biến, làm sạch
hết sức kinh dị. Để làm sạch lông heo, chủ lò mổ đã sử dụng những chiếc nồi
khổng lồ đun nhựa thông sôi sùng sục. Với những bộ phận khó vặt lông như tai,
chân, chủ lò đổ nháo nhào vào chiếc nồi nhựa thông khổng lồ đó.
Chiếc nồi khổng lồ chứa nhựa thông mà cơ sở này dùng để làm sạch lông heo. |
Sau 3 phút, các các bộ phân trên được vớt ra và thổi sạch, lập tức thủ, chân, tai heo sạch bóng lông. Sau khi làm sạch, họ tiếp tục ngâm chúng qua một loại dung dịch rồi cho vào túi nilon “quẳng” vào kho lạnh.
Sau khi vớt ra từ lò nhựa thông, tai heo, da heo được vặt sạch lông và ngâm vào nước đá cạnh nhà vệ sinh. |
Tinh vi hơn, chủ lò mổ đã bố trí các camera giám sát đối với căn phòng chứa nồi
nhựa thông khổng lồ chỉ có chủ lò mổ hoặc những người thân cận mới được bước
vào. Điều này nhằm che giấu việc làm phi pháp, gây độc hại chết người.
Ở nước ta, Bộ Y tế đã cấm sử dụng nhựa thông vào khâu chế biến thực phẩm dưới
bất kỳ hình thức nào. Theo các nhà nghiên cứu, nhựa thông chứa đến 70% chất
colofan, nếu dùng để chế biến thực phẩm sẽ có nguy cơ gây nhiều bệnh hiểm nghèo.
Vặt lông vịt bằng… keo độc
Năm 2012, tại một lò mổ gần chợ Cao Lãnh (Đồng Tháp), bên cạnh những nồi nước
sôi còn xuất hiện thêm những chảo chứa một loại chất keo màu đen để làm sạch
lông vịt.
Những người làm nghề mổ vịt tại đây sẽ cắt tiết vịt, nhúng vào nồi nước sôi để
nhổ lông sơ bộ rồi tiếp tục nhúng vào những chảo chứa chất keo này, cuối cùng
nhúng vào nồi nước lã. Sau khi vào nồi nước lã một lúc, lớp keo sẽ bám thành
mảng đông cứng trên thân vịt, người giết mổ chỉ cần lột lớp màng đen lập tức
thân vịt sẽ sạch bóng lông.
Chiếc chảo đun keo độc đặc sánh... |
Tất cả công đoạn vặt lông chỉ mất từ 3 – 4 phút. Nếu so với phương pháp vặt lông
thông thường thì cách làm này tiết kiệm được thời gian rất nhiều.
Một công nhân làm thuê tại đây cho biết, đó là sáp đèn cầy (vì giống cây đèn
cầy) mua ở chợ Cao Lãnh. Nếu nhổ bằng tay thì 10 phút mới được 1 con, còn nhúng
keo này thì 10 phút được 3 con.
Chỉ cần nhúng qua, sẽ rút ngắn thời gian vặt lông nhiều lần. |
Theo ông Võ Bé Hiền (Chi cục trưởng, Chi cục thú y Đồng Tháp), các hộ dân, hộ
giết mổ gia cầm nhỏ lẻ có sử dụng chất tương tự như sáp ong không rõ ràng, nếu
phát hiện những hóa chất cấm trong sử dụng thực phẩm sẽ kiên quyết xử lý.
Tẩy sạch lông măng gia cầm bằng… nước rửa chén
Dù đây được xem là "bí quyết" tẩy “bay” lông măng được khá nhiều chị em nội trợ
truyền miệng nhưng chính cách làm này đã và đang là hiểm họa đối với sức khỏe
con người. Thế nhưng, tại nhiều khu chợ, những người chuyên làm nghề giết mổ gia
cầm lại áp dụng phương pháp này để vặt lông mỗi ngày.
Cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở giết mổ gia cầm không đảm bảo vệ sinh. |
Dùng nước rửa chén để vặt lông gây hại đến sức khỏe. |
Theo đó, sau khi cắt tiết gia cầm, người ta ngâm chúng vào một dung dịch gồm nước rửa chén hòa tan với nước đun sôi. Khi ấy, nước rửa chén sẽ giúp nước sôi ngấm đều vào các chân lông của gia cầm, giúp cho việc vặt lông thêm dễ dàng.
Thành phần của nước rửa chén bao gồm: Chất hoạt động bề mặt, chất trung hòa, nhựa PPA… và một số chất khác. Những chất này hạn chế lông măng gia cầm phát triển nhưng nếu bị ngấm vào thịt, sẽ có hại khôn lường đến sức khỏe của người tiêu dùng.
(Theo Trí thức trẻ)