Đã thành lệ, cứ đến dịp Tết Nguyên đán hằng năm, khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám lại nhộn nhịp khác thường bởi sự xuất hiện của những ông Đồ viết chữ ngày xuân. Điều đặc biệt là những năm gần đây có không ít “ông đồ” là sinh viên, chọn việc khai bút đầu xuân để kiếm thêm thu nhập và cũng là dịp rèn luyện, múa bút cho thỏa niềm đam mê của mình...
Tết sớm trên “phố ông đồ”
Năm nay phố ông Đồ được tổ chức từ ngày 13/1 (20/12 âm lịch) và kết thúc vào ngày rằm tháng giêng.
Hình ảnh ông đồ trong ngày tết tưởng chừng đã bị quên lãng thì nay nét đẹp ấy đang dần được khôi phục bởi chính những người trẻ. Bằng niềm say mê tìm hiểu tinh hoa văn hóa dân tộc, sức trẻ và sự sáng tạo, họ đã mang thư pháp Việt đến gần với mọi người
Các "ông Đồ" trẻ, chủ yếu là sinh viên các trường ĐH Mỹ thuật, Kiến trúc Hà Nội, ĐH Sư phạm nghệ thuật TW đến “phố ông Đồ” Văn Miếu, để “kinh doanh chữ”. Khác với các cụ Đồ nho, thư pháp của các "ông Đồ" sinh viên thể hiện bằng tiếng Việt.
“Đến đây, mình được giao lưu với các ông đồ có kinh nghiệm, mình được học hỏi nhiều hơn. Nhìn các bạn vui sướng khi xin chữ của mình, mình cứ muốn viết thật nhiều...”. Hiệp ( SV ĐH Mỹ thuật ) chia sẻ.
Điều đáng trân trọng là các sinh viên đến với môn nghệ thuật này chủ yếu tự mày mò học hỏi qua sách báo, mạng rồi tập tành viết, vẽ theo. Hiệp cũng thường xuyên vào thư viện và các nhà sách để tham khảo, tự nâng cao “tay nghề”. Với sinh viên ngành mỹ thuật như Hiệp, sự sáng tạo và xúc cảm là yếu tố quan trọng mỗi khi cất bút.
Đồng suy nghĩ với Hiệp, những “ông đồ” sinh viên khác cũng đến đây với tâm lý học hỏi. Bạn Nam cũng tốt nghiệp một trường nghệ thuật và đã nhiều năm mày mò với nghệ thuật thư pháp. Hiện anh đã trở thành một dấu ấn đặc biệt mà bất cứ ai đến với phố “ông đồ” đều không thể bỏ qua. Bằng lối sáng tạo “tùng – cúc, chim phượng, rồng hay ba ông tam đa” chỉ với vài nét bút, anh đã họa ra một bức tranh có ảnh, có lời ai ai cũng ngợi khen. Chị Hằng (Đống Đa) trầm trồ: “Tôi đi lại vài vòng “phố ông đồ” và chỉ ấn tượng với thư pháp của cậu này. Hôm nay xin cặp chữ tài – đức của cậu ấy về để dăn dạy con trai phải phấn đấu thành người trẻ tuổi, có tài” - và cũng không quên nói thêm - “Giá của hai bức thư pháp lại chỉ có 100.000 đồng nữa”.
Người đến xin chữ có đủ thành phần, từ già đến trẻ, có người viết câu đối, người viết câu chúc đầu xuân. Cũng có người chỉ ghé vào xem ông đồ mài mực, thảo chữ tìm lại dư vị Tết cổ truyền đầm ấm xưa kia.
Những người giữ hồn chữ Việt
“Phố ông đồ” không dài, không rộng, nhưng mỗi ông đồ đều có một thần thái riêng. Có khách hàng thích tìm đến các ông đồ già bụng đầy chữ Hán, chữ Nôm với nét bút mạnh mẽ, ung dung như rồng múa, phượng bay. Nhưng rất nhiều “ông đồ” sinh viên lại thu hút mọi người với nghệ thuật thư pháp, thư họa trên chữ quốc ngữ độc đáo, tài hoa.
Nghệ thuật thư pháp ngày nay không còn chỉ đóng khung trong “mực tàu, giấy đỏ” mà đã mở ra những gỗ, đá, trúc, tre, lụa, gấm. Rồi không phải cứ “áo the, khăn xếp”, áo nâu, râu tóc bạc phơ mới là người cho chữ. Quá nửa phố “ông đồ” ngày nay là các sinh viên Kiến trúc hay các trường Nghệ thuật.
Trung hiện là sinh viên năm thứ ba ĐH Kiến Trúc đã thành “ông đồ” hai năm nay. Trung chia sẻ: “Năm ngoái, mình viết thư pháp chữ quốc ngữ ở chùa Hương cũng được nhiều người thích. Năm nay, mình đến viết ở Văn Miếu từ rất sớm. Ngoài việc muốn đem chữ của mình đến mọi người, mình rất muốn được học hỏi những thầy đồ có tuổi ở đây”.
Trung bảo, so với nhiều cao nhân trên “phố”, trình viết chữ của cậu chưa thể chuyên nghiệp bằng nên cậu chọn cho mình cách kết hợp viết – vẽ vừa tận dụng thế mạnh vẽ vời của dân kiến trúc vừa tạo ra sự độc đáo riêng. Vì thế, bên bàn của Trung không chỉ là một vài cây bút lông mà vô số cây viết, màu vẽ và đồ nghề của “dân nghệ”. Cậu cũng không ngồi bàn hay chiếu viết thư pháp các ông đồ khác mà kê giá vẽ theo thói quen nghề nghiệp.
Để phục vụ “thượng đế” của mình tốt hơn, các thư pháp gia sinh viên này đã sưu tầm nhiều câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn thành một danh sách theo từng chủ đề mà các bạn sục sạo trên Internet rồi in ra như: chúc xuân, cha mẹ, tình yêu…
Một “thầy đồ” trẻ cho biết, anh học thư pháp đã 5 năm và năm nay là năm đầu tiên anh “dọn hàng chữ”. Tại đây có nhiều bậc cao niên về thư pháp nên anh học được rất nhiều điều. Người đến xin chữ rất nhiều, trong đó có không ít các bạn trẻ. Đa phần xin chữ để mong được bình an, tài lộc, sức khỏe, học hành tấn tới. Trung bình, mỗi bức thư pháp có giá khoảng 50 ngàn đồng, tuy nhiên tiền giấy mực là chính, công không đáng là bao. Với các bạn sinh viên, học sinh, giá có thể giảm hơn hoặc với những bức thư pháp đặt trước giá có thể đắt hơn rất nhiều.
Còn với ông đồ trẻ Thanh Nghị – mới tốt nghiệp Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW thì “Điều quan trọng là phải am hiểu về văn hóa, văn học… để khi khách yêu cầu bằng miệng thì phải viết cho đúng. Cái khó là thể hiện bố cục của bức thư pháp sao cho hài hòa. Khi viết, tay không được run. Nét chữ sẽ ghi dấu ấn lúc trọng (nét đậm), lúc khinh (nét nhẹ nhàng), như tải cả tính cách và tình cảm của người viết...”.
Mặc cho cuộc sống thị thành xô bồ, gấp gáp, thư pháp Việt không giúp kiếm ra nhiều tiền nhưng ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm, kế tục và trong những ngày này, dù giá rét, khách vẫn nườm nượp kéo đến "phố ông đồ" xin chữ đón mừng năm mới, tạo nên bầu không khí xuân rất ấm cúng…
Lê Nho Việt
Tết sớm trên “phố ông đồ”
Năm nay phố ông Đồ được tổ chức từ ngày 13/1 (20/12 âm lịch) và kết thúc vào ngày rằm tháng giêng.
Hình ảnh ông đồ trong ngày tết tưởng chừng đã bị quên lãng thì nay nét đẹp ấy đang dần được khôi phục bởi chính những người trẻ. Bằng niềm say mê tìm hiểu tinh hoa văn hóa dân tộc, sức trẻ và sự sáng tạo, họ đã mang thư pháp Việt đến gần với mọi người
"Ông đồ sinh viên" say sưa viết chữ bên gian hàng của mình. |
“Đến đây, mình được giao lưu với các ông đồ có kinh nghiệm, mình được học hỏi nhiều hơn. Nhìn các bạn vui sướng khi xin chữ của mình, mình cứ muốn viết thật nhiều...”. Hiệp ( SV ĐH Mỹ thuật ) chia sẻ.
Điều đáng trân trọng là các sinh viên đến với môn nghệ thuật này chủ yếu tự mày mò học hỏi qua sách báo, mạng rồi tập tành viết, vẽ theo. Hiệp cũng thường xuyên vào thư viện và các nhà sách để tham khảo, tự nâng cao “tay nghề”. Với sinh viên ngành mỹ thuật như Hiệp, sự sáng tạo và xúc cảm là yếu tố quan trọng mỗi khi cất bút.
Đồng suy nghĩ với Hiệp, những “ông đồ” sinh viên khác cũng đến đây với tâm lý học hỏi. Bạn Nam cũng tốt nghiệp một trường nghệ thuật và đã nhiều năm mày mò với nghệ thuật thư pháp. Hiện anh đã trở thành một dấu ấn đặc biệt mà bất cứ ai đến với phố “ông đồ” đều không thể bỏ qua. Bằng lối sáng tạo “tùng – cúc, chim phượng, rồng hay ba ông tam đa” chỉ với vài nét bút, anh đã họa ra một bức tranh có ảnh, có lời ai ai cũng ngợi khen. Chị Hằng (Đống Đa) trầm trồ: “Tôi đi lại vài vòng “phố ông đồ” và chỉ ấn tượng với thư pháp của cậu này. Hôm nay xin cặp chữ tài – đức của cậu ấy về để dăn dạy con trai phải phấn đấu thành người trẻ tuổi, có tài” - và cũng không quên nói thêm - “Giá của hai bức thư pháp lại chỉ có 100.000 đồng nữa”.
Người đến xin chữ có đủ thành phần, từ già đến trẻ, có người viết câu đối, người viết câu chúc đầu xuân. Cũng có người chỉ ghé vào xem ông đồ mài mực, thảo chữ tìm lại dư vị Tết cổ truyền đầm ấm xưa kia.
Mặc dù trời rét nhưng vẫn vận áo the khăn xếp ngồi viết chữ. |
“Phố ông đồ” không dài, không rộng, nhưng mỗi ông đồ đều có một thần thái riêng. Có khách hàng thích tìm đến các ông đồ già bụng đầy chữ Hán, chữ Nôm với nét bút mạnh mẽ, ung dung như rồng múa, phượng bay. Nhưng rất nhiều “ông đồ” sinh viên lại thu hút mọi người với nghệ thuật thư pháp, thư họa trên chữ quốc ngữ độc đáo, tài hoa.
Nghệ thuật thư pháp ngày nay không còn chỉ đóng khung trong “mực tàu, giấy đỏ” mà đã mở ra những gỗ, đá, trúc, tre, lụa, gấm. Rồi không phải cứ “áo the, khăn xếp”, áo nâu, râu tóc bạc phơ mới là người cho chữ. Quá nửa phố “ông đồ” ngày nay là các sinh viên Kiến trúc hay các trường Nghệ thuật.
Trung hiện là sinh viên năm thứ ba ĐH Kiến Trúc đã thành “ông đồ” hai năm nay. Trung chia sẻ: “Năm ngoái, mình viết thư pháp chữ quốc ngữ ở chùa Hương cũng được nhiều người thích. Năm nay, mình đến viết ở Văn Miếu từ rất sớm. Ngoài việc muốn đem chữ của mình đến mọi người, mình rất muốn được học hỏi những thầy đồ có tuổi ở đây”.
Một "đặc sản" của Tết Hà thành. |
Để phục vụ “thượng đế” của mình tốt hơn, các thư pháp gia sinh viên này đã sưu tầm nhiều câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn thành một danh sách theo từng chủ đề mà các bạn sục sạo trên Internet rồi in ra như: chúc xuân, cha mẹ, tình yêu…
Một “thầy đồ” trẻ cho biết, anh học thư pháp đã 5 năm và năm nay là năm đầu tiên anh “dọn hàng chữ”. Tại đây có nhiều bậc cao niên về thư pháp nên anh học được rất nhiều điều. Người đến xin chữ rất nhiều, trong đó có không ít các bạn trẻ. Đa phần xin chữ để mong được bình an, tài lộc, sức khỏe, học hành tấn tới. Trung bình, mỗi bức thư pháp có giá khoảng 50 ngàn đồng, tuy nhiên tiền giấy mực là chính, công không đáng là bao. Với các bạn sinh viên, học sinh, giá có thể giảm hơn hoặc với những bức thư pháp đặt trước giá có thể đắt hơn rất nhiều.
Còn với ông đồ trẻ Thanh Nghị – mới tốt nghiệp Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW thì “Điều quan trọng là phải am hiểu về văn hóa, văn học… để khi khách yêu cầu bằng miệng thì phải viết cho đúng. Cái khó là thể hiện bố cục của bức thư pháp sao cho hài hòa. Khi viết, tay không được run. Nét chữ sẽ ghi dấu ấn lúc trọng (nét đậm), lúc khinh (nét nhẹ nhàng), như tải cả tính cách và tình cảm của người viết...”.
Mặc cho cuộc sống thị thành xô bồ, gấp gáp, thư pháp Việt không giúp kiếm ra nhiều tiền nhưng ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm, kế tục và trong những ngày này, dù giá rét, khách vẫn nườm nượp kéo đến "phố ông đồ" xin chữ đón mừng năm mới, tạo nên bầu không khí xuân rất ấm cúng…
Lê Nho Việt