- Buổi chiều ngày xét xử thứ 2 phiên tòa Phạm Công Danh - Trầm Bê và 44 đồng phạm, ông Trần Bắc Hà có đơn không đến tòa vì trị bệnh ung thư.
17h34:
Đại diện VKS công bố xong cáo trạng.
Chủ tọa thông báo 8h sáng mai phiên tòa sẽ tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo.
15h03:
Chủ tọa cho phép Phạm Công Danh, Trầm Bê vào phòng lưu phạm chăm sóc sức khỏe và theo dõi phiên xử tại đó. Đồng thời chủ tọa yêu cầu luật sư của hai ông này cùng đại diện VKS vào ghi biên bản, xác nhận các bị cáo có nghe cáo trạng.
14h12:
Phiên tòa tiếp tục phiên làm việc buổi chiều.
Trước khi tiếp tục công bố cáo trạng, chủ tọa đề nghị Phạm Công Danh trả lời về tình hình sức khỏe, bị cáo Danh trả lời "Bị cáo sẽ cố gắng"
Chủ tọa cũng thông báo, vừa nhận được kiến nghị của luật sư bà Hứa Thị Phấn xin vắng mặt tại phiên tòa. Theo các giấy chứng nhận bệnh án, hiện sức khỏe của bà Phấn chỉ còn 7%.
Ông Trần Bắc Hà |
Ông Trần Bắc Hà cũng có đơn xin vắng mặt và cung cấp sổ khám bệnh cho thấy ông Hà đang điều trị bệnh ung thư gan.
Ông Đoàn Ánh Sáng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng có đơn và bệnh án xin được vắng mặt tại phiên tòa.
Chủ tọa cũng thông báo, vừa nhận được kiến nghị của Luật sư Bùi Văn Biểu, bào chữa cho bị cáo Đỗ Việt Bun (nguyên trưởng nhóm khách hàng, doanh nghiệp ngân hàng TPBank) và Nguyễn Tiến Dũng (nguyên kiểm soát viên định giá công ty TNHH dịch vụ đầu tư Thịnh Phát) xin rút không bào chữa cho hai bị cáo này vì lý do 2 bị cáo này đã mời luật sư khác bào chữa.
Sau phần thủ tục, đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng.
10h15:
Trước khi đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng, bị cáo Phạm Quang Huy (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Toàn Phát) đề nghị HĐXX tiếp tục nhờ luật sư bào chữa cho mình.
"Sáng bị cáo từ chối luật sư nhưng gia đình khuyên nên tiếp tục nhờ luật sư nên bị cáo nghe theo", bị cáo Huy lý giải.
XEM VIDEO:
9h43:
Chủ tọa thông báo tạm nghỉ 15 phút và nhắc nhở các bị cáo Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà và một số bị cáo khác nếu thấy sức khỏe kém thì nên tranh thủ đề nghị bác sỹ kiểm tra sức khỏe.
Khi được dẫn giải ra khu vực chăm sóc y tế, Trầm Bê vẫn tươi cười vẫy chào người thân.
8h58:
Phát hiện thấy sức khỏe của bị cáo Phạm Công Danh yếu đi, chủ tọa thông báo, do bị cáo bị suy thận giai đoạn 3 nên không thể ngồi lâu, tòa cho phép bị cáo vào phòng lưu phạm để chăm sóc y tế, nghe diễn biến phiên tòa tại đây.
XEM VIDEO:
8h20:
Theo cáo trạng của VKS, từ năm 2013 - 2014, Phạm Công Danh cần tiền để sử dụng mục đích riêng nhưng không thể vay trực tiếp tại VNCB.
Do vậy, Danh đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 bộ hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại Sacombank, TPBank, BIDV.
Đại diện VKS công bố cáo trạng |
Ngoài ra, Danh đã chỉ đạo việc lập khống hồ sơ vay, gửi hơn 6.600 tỷ đồng của VNCB sang 3 ngân hàng này rồi dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân. Do các công ty này chỉ làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ; VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên đến nay không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty trên.
Hành vi này của Phạm Công Danh đã khiến VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỉ đồng.
Đặc biệt, thời điểm Phạm Công Danh là Chủ tịch HĐQT VNCB dù không thuộc đối tượng được vay vốn tại VNCB và cũng không thuộc đối tượng được VNCB cấp tín dụng nhưng đã cố tình chỉ đạo việc ban hành và triển khai thực hiện nghị quyết về việc dùng tiền của VNCB gửi liên ngân hàng với Sacombank, TPBank, BIDV; dùng tiền gửi này để cầm cố, bảo lãnh cho chính các công ty của Danh vay vốn.
Ngoài ra, Phạm Công Danh còn dùng tiền gửi VNCB bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại ngân hàng nhưng không hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh và không yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả ngay trong ngày số tiền gửi và VNCB đã phải tất toán trước hạn để trả nợ thay cho các công ty của Danh.
Mặc dù biết rõ Phạm Công Danh không được phép vay tiền từ ngân hàng VNCB, nhưng tháng 4/2013 khi Danh đến gặp và đề nghị Trầm Bê cho vay tiền. Do có mối quan hệ quen biết, Trầm Bê đã dẫn ông Danh tới gặp Phan Huy Khang (Tổng giám đốc Sacombank) và chỉ đạo ông Khang cho Danh vay 1.800 tỉ đồng; tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.
Sau đó, Sacombank chi nhánh Q.8, chi nhánh Trần Hưng Đạo tiếp nhận hồ sơ của 6 công ty sân sau của ông Danh và giải quyết cho vay số tiền trên.
Đến khi 6 công ty của Danh không trả được tiền, Sacombank đã cấn trừ các khoản tiền gửi của VNCB tại ngân hàng này. Mặc dù, Sacombank không bị thiệt hại trong việc cho vay nhưng Trầm Bê và Phan Huy Khang đã giúp sức cho Phạm Công Danh rút tiền của VNCB gây thiệt hại cho VNCB.
8h17
Phiên tòa tiếp tục làm việc.
Trước khi bắt đầu làm việc, chủ tọa thông báo bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (Giám đốc Công ty dịch vụ Hương Việt) đã từ chối luật sư bào chữa, tự bào chữa cho mình.
Các bị cáo đứng nghe VKS đọc cáo trạng |
Ngoài ra, gia đình bị cáo Phạm Quang Huy (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Toàn Phát) cũng từ chối 1 luật sư bào chữa. Tuy nhiên bị cáo này vẫn còn luật sư khác tham gia bào chữa trong phiên toà.
Chủ tọa thông báo, bắt đầu từ sáng nay đại diện VKS và thành phần dự khuyết theo dõi phiên xét xử qua màn hình phía trong.
Đại diện VKS công bố cáo trạng. Các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thị Bích Thuỷ được chủ toạ cho phép ngồi nghe cáo trạng vì lý do sức khoẻ.
7h15:
Bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng các bị cáo được dẫn giải đến toà:
XEM VIDEO:
Bị cáo Trầm Bê tại tòa sáng 9/1 |
Bị cáo Phạm Công Danh |
Hôm nay, phiên tòa sẽ tiếp tục với phần công bố cáo trạng và xét hỏi các bị cáo.
Có tới 46 bị cáo, cùng 200 người và 44 công ty, tập đoàn có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên ngày xét xử đầu tiên của vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm, HĐXX chỉ dành để kiểm tra căn cước và điểm danh những cá nhân, công ty, tập đoàn.
Dù mới là ngày xét xử đầu tiên nhưng Phạm Công Danh hai lần phải đưa ra ngoài để chăm sóc y tế và sau đó HĐXX đã cho phép bị cáo nằm trong phòng chăm sóc để…nghe diễn biến phiên tòa. Sau buổi sáng tỏ ra khỏe mạnh nhưng đến hơn 14h chiều, sức khỏe của ông Trầm Bê cũng đi xuống và được tòa cho phép đưa vào phòng lưu phạm để nhân viên y tế chăm sóc. Tiếp đó, một loạt bị cáo khác cũng có dấu hiệu mệt mỏi và xin được chăm sóc y tế.
Là một trong những người được triệu tập tới tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhưng ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, Trưởng Phân ban Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại hội sở chính của BIDV) ) vắng mặt không lý do và cũng không cử người đại diện ủy quyền.
Trước sự vắng mặt này của ông Hà, đại diện VKS đã có ý kiến đề nghị HĐXX tiếp tục triệu tập ông này tới tòa để phục vụ cho công tác xét xử. Đề nghị này của đại diện VKS đã được HĐXX chấp thuận.
Ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch ngân hàng Đại Tín) cũng vắng mặt tại tòa.
Ông Phạm Lương Toản- chủ tọa phiên tòa thông báo, đối với một số luật sư đồng thời đang tham gia phiên xử ông Đinh La Thăng, TAND TP. HCM đã trao đổi với TAND TP. Hà Nội, sẽ tạo điều kiện tối đa để lịch làm việc của các luật sư không bị trùng.
Để đảm bảo cho tiến độ xét xử chủ tọa cho biết sẽ làm việc cả ngày thứ 7, nếu cần có thể làm việc cả chủ nhật và sẽ thông báo trước.