-Do áp lực tăng vốn điều lệ theo tăng trưởng tín dụng, trong khi vốn của VNCB chỉ có 3.000 tỷ đồng, nên các bị cáo đành phải đi vay BIDV 4.700 tỷ đồng.

Mở đầu phiên xét xử buổi chiều vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm, các luật sư tiếp tục tham gia thẩm vấn các giám đốc “bù nhìn” của 4 công ty “ma” của Tập đoàn Thiên Thanh.

Món nợ trăm tỷ từ trên trời rơi xuống

Bị cáo Nguyễn Ngọc Thái (nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV xây dựng và kinh doanh Nhà Quốc Thắng) khai, bản thân vốn là nhân viên bảo vệ của Tập đoàn Thiên Thanh với mức lương 3,2 triệu đồng một tháng. Cũng theo lời khai của Thái, bị cáo hoàn toàn không biết gì về các khoản vay của công ty, khi văn phòng đưa giấy tờ nhờ ký thì bị cáo ký mà không hề biết đó là hồ sơ vay tiền.

Đặc biệt, bị cáo Nguyễn An Vinh (nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV TMDV Nhất Nhất Vinh) không phải là nhân viên của Thiên Thanh nhưng khi vợ (là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh) về nhờ đứng tên dùm, vì nghĩ tới công việc của vợ nên Vinh đã đứng tên dùm cho công ty “ma” của Phạm Công Danh.

{keywords}
Bị cáo Phạm Công Danh

Cũng giống lời khai của bị cáo Thái, Vinh, các giám đốc “bù nhìn” Lê Đài, Lê Duy Lương đều khai được nhờ đứng tên dùm và không biết gì về các khoản vay của công ty do mình đứng tên.

Trước lời khai của các bị cáo, Phạm Công Danh cũng thừa nhận lời khai của các bị cáo là đúng. “Họ không được hưởng lợi gì, số tiền bồi dưỡng 5-10 triệu là tôi tự nguyện đưa cho họ. Tôi không hề ép buộc họ đứng tên giám đốc, bản thân họ vì tin tưởng nên không kiểm tra hồ sơ. Việc làm hồ sơ cho vay tôi không hề che đậy”, bị cáo Danh nói.

Đi vay nghìn tỷ để tăng vốn điều lệ

Kết thúc phần xét hỏi 2 hành vi ủy thác qua quỹ Lộc Việt và việc vay 1.800 tỷ đồng tại Sacombank, HĐXX tiếp tục làm rõ hành vi vay của BIDV 4.700 tỷ đồng.

Bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) khẳng định cáo trạng truy tố là hoàn toàn chính xác. Bị cáo Mai khai, tại điểm này VNCB cần tăng vốn điều lệ, về cơ bản các cổ đông đã sử dụng tiền trước đó để chi cho chăm sóc khách hàng nên không thể góp thêm vốn. Nếu tăng vốn sẽ không đủ cho việc tăng trưởng tín dụng.

{keywords}
Bị cáo Trầm Bê

Bị cáo Mai khai, ban đầu không tham gia trực tiếp vào việc 12 công ty vay BIDV 4.700 tỷ đồng. Việc này Phạm Công Danh ra chủ trương, thống nhất với BIDV và chỉ đạo nhóm tài chính Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện (gồm Mai Hữu Khương, Lưu Trung Kiên, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng, Phạm Công Trung). Sau khi Tổ tài chính Thiên Thanh lập xong hồ sơ vay, gửi đến 4 chi nhánh của BIDV.

BIDV không chấp thuận đất 302 Tô Hiến Thành vì sổ đỏ vẫn thuộc Quân khu 7 chưa sang tên cho Tập đoàn Thiên Thanh. Do vậy, bị cáo Danh quyết định dùng tiền gửi của VNCB gửi sang BIDV để bảo lãnh các khoản vay của 12 công ty và bắt đầu từ đây, bị cáo Mai chính thức tham gia vào việc sử dụng 12 công ty vay vốn BIDV với tổng số tiền 4.700 tỷ đồng.

Theo chỉ đạo của bị cáo Danh, bị cáo Mai tham gia các cuộc họp nội bộ và cuộc họp với BIDV để thống nhất về việc dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh các khoản vay. Đồng thời, bị cáo Mai tham gia ký 12 biên bản họp HĐQT VNCB về việc thống nhất cho vay và hỗ trợ cho 12 công ty vay tiền tại BIDV... 

Về 12 biên bản họp HĐQT VNCB trong việc thống nhất chủ trương hỗ trợ 12 công ty tìm kiếm nguồn vốn để thu mua nguyên vật liệu xây dụng cung ứng cho các khách hàng, bị cáo Mai thừa nhận điều này này là không có thật. Trên thực tế, các công ty không hoạt động.

Bị cáo Mai khai tài sản đảm bảo tiền vay tại BIDV là tiền gửi kỳ hạn 3 tháng 3.070 tỷ đồng, và khu đất tại sân vận động Chi Lăng.

HĐXX yêu cầu bị cáo Mai trình bày rõ về tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ lúc đó đang là 3.000 tỷ đồng; theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước là tăng lên 7.500 tỷ đồng, vì vậy chỉ cần thêm 4.500 tỷ đồng mà lại vay tới 4.700?

Bị cáo Mai khai do áp lực tăng vốn điều lệ, tăng trưởng tín dụng, trong khi vốn Ngân hàng Xây dựng lúc đó có 3.000 tỷ đồng, nên các bị cáo đã vay BIDV tổng số 4.700 tỷ đồng. Bị cáo Danh dùng chủ yếu vào mục đích tăng vốn điều lệ Ngân hàng Xây dựng theo đề án Ngân hàng Nhà nước duyệt từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng. Trong đó tăng vốn 4.500 tỷ đồng, còn 200 tỷ đồng để chăm sóc khách hàng.

Ông Phan Trung Hoài bào chữa song song cho Đinh La Thăng, Phạm Công Danh

Ông Phan Trung Hoài bào chữa song song cho Đinh La Thăng, Phạm Công Danh

Trao đổi với VietNamNet khi đang làm việc với ông Đinh La Thăng trong trại giam, luật sư Phan Trung Hoài khẳng định sẽ bào chữa song song cho cả ông Đinh La Thăng và Phạm Công Danh.

Toàn cảnh xét xử vụ án Trầm Bê và Phạm Công Danh

Toàn cảnh xét xử vụ án Trầm Bê và Phạm Công Danh

Toàn cảnh xét xử vụ án Trầm Bê và Phạm Công Danh cùng đồng phạm về tội 'Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng'.

Khởi tố 'bộ sậu' ngân hàng Đại Tín giúp sức cho Phạm Công Danh

Khởi tố 'bộ sậu' ngân hàng Đại Tín giúp sức cho Phạm Công Danh

6 người nguyên là lãnh đạo ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) bị khởi tố khi Bộ Công an mở rộng điều tra giai đoạn 2 về sai phạm tại ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (tức VNCB).

Ông Phạm Công Danh và Trầm Bê sắp hầu tòa

Ông Phạm Công Danh và Trầm Bê sắp hầu tòa

Trong hai giai đoạn của vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 15.000 tỷ đồng.

Đoàn Nga