Giá đỗ sạch trông sợi dài và nhiều rễ trong khi giá đỗ ngâm hóa chất sợi rất mập và thường không có rễ.

Giá đỗ thanh mát, có lợi ho sức khỏe vốn là món ăn yêu thích của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vì lợi nhuận nên đã không ngần ngại tẩm hóa chất vào để giá trông bắt mắt hơn, tăng trưởng nhanh hơn, sản lượng nhiều hơn.

Hiện nay, giá đỗ ngâm hóa chất kích thích được bán tràn lan khắp các chợ, từ chợ cóc cho đến những chợ đầu mối. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, loại giá đỗ này là giá đỗ nhập khẩu từ Trung Quốc và loại hóa chất dùng để tưới cho giá phát triển nhanh hơn cũng từ Trung Quốc mà sang.

{keywords}

Giá đỗ ngâm hóa chất trông béo, mập, vô cùng bắt mắt.

Những sợi giá đỗ vốn người dân ăn hàng ngày, thậm chí là ăn sống mà các tiểu thương lại vô tâm làm những việc đáng sợ như vậy người người dân không khỏi rùng mình.

Để đảm bảo việc không mua phải giá đỗ ngâm tẩm hóa chất, người mua cần phải có cách nhận biết, phân biệt.

Trao đổi với PV báo Phụ Nữ TP.HCM về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thơm, một người bán hàng rau củ lâu năm ở chợ Vĩnh Hồ, Tây Sơn, Hà Nội cho biết: "Để ủ được một mẻ giá đỗ sạch đúng quy trình phải mất tận 3 ngày. Tuy nhiên, nếu đợi như vậy thì làm sao đủ hàng mà bán. Vì thế người ta phải dùng đến mánh khóe thôi.

Tuy nhiên để nhận biết, phân biệt giá đỗ sạch với giá đỗ ngâm hóa chất thì không khó. Giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Trong khi giá đỗ sạch trông gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt.

Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau. Người mua cứ nhìn thế mà phân biệt".

{keywords}

Giá đỗ sạch có màu trắng nhạt, thân dài, dễ dài nhưng khó gãy.

Còn chị Ninh Thị Hồng, một người nội trợ thì cho biết: "Từ khi biết người ta dùng hóa chất để ngâm giá đỗ là tôi không bao giờ dám mua nữa. Nhà tôi ai cũng thích ăn giá đỗ nên tôi thường tự mua đỗ xanh về ủ.

Theo kinh nghiệm của tôi, giá đỗ sạch thường gầy, thân dài trong khi giá đỗ độc trông rất mập mạp và ngắn hơn.

Hơn thế, giá đỗ sạch vì phải hút nước nên có rễ dài. Trong khi đó, loại giá đỗ có chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn. Nguyên nhân là do người bán hàng ngâm giá ở trong nước có chứa thuốc làm tất cả các bộ phận của giá đều hút nước, dẫn đến rễ giá ít phát triển.

Giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt nhìn rất kích thích còn loại giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa.

Khi ăn, giá đỗ sạch sẽ cho vị thanh, mát và ngọt, sợi giá giòn, đặc và nhiều nước. Trong khi, giá ngâm hóa chất, thân hay bị xốp, khô hơn, ăn không thơm và không ngọt bằng. Thậm chí ngửi kĩ sẽ vẫn cảm nhận được mùi hóa chất còn ngấm lại".

Theo PNO