Hàng loạt cửa hàng ảo trên các mạng trực tuyến như Sendo, Tiki và Lazada… đang rao bán mã thẻ bản quyền phần mềm bảo mật, đặc biệt tập trung vào phần mềm Kaspersky với "giá sốc" chỉ bằng 50% so với giá niêm yết của nhà phân phối.
Nhiều người dùng tưởng đây là chương trình khuyến mãi của nhà phân phối hay từ nhà bán lẻ vì hình ảnh và thông tin "trông rất thật".
Mặt trước thẻ cào giả |
Cả bao bì đóng gói và thẻ mã bản quyền đều rất giống với "hàng thật" nhưng thực chất đây là chiêu lừa đảo của những kẻ gian trục lợi từ kẽ hở các hệ thống bán lẻ trực tuyến.
Bản quyền phần mềm bảo mật Kaspersky Internet Security ‘bản lậu' hoặc giả mạo được rao bán công khai trên mạng bán lẻ trực tuyến Lazada (Ảnh chụp màn hình) |
Để tránh mua phải hàng giả rao bán với giá rẻ, người dùng cần phân biệt: Thẻ giả có mặt trước và mặt sau trông giống với 1 namecard bình thường, chỉ cần lật mặt sau và cào phần giấy bạc thì có thể lấy được mã (key).
Thẻ thật có kích thước lớn hơn, và phải xé bỏ phần giấy theo đường răng cưa trên thẻ, sau đó mở ra cào phần giấy bạc thì mới lấy được mã (key).
Mặt trước và sau thẻ cào thật của hai sản phẩm Kaspersky Anti-Virus (KAV) và Kaspersky Internet Security (KIS) |
Theo ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bảo mật Nam Trường Sơn (NTS Security) - nhà phân phối độc quyền sản phẩm Kaspersky Lab tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi mong muốn các chợ trực tuyến hay mạng bán lẻ có kênh thông báo hàng giả hiệu quả hơn, cũng như chọn lọc đúng nhà phân phối chính thức, tránh tình trạng thiếu kiểm soát để hàng giả tràn lan như hiện nay".
Hải Nguyên
Máy tính nhiễm siêu virus được rao bán với giá triệu đô
Nếu là người đam mê virus máy tính và có 1,2 triệu USD trong tài khoản, bạn có thể sở hữu một chiếc máy tính chứa 6 loại virus nguy hiểm nhất từ trước đến nay.