Báo chí Anh mới phanh phui một thỏa thuận đặc biệt giữa cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, theo đó ông Blair được cho là có liên quan tới việc đàn áp người chống đối cựu lãnh đạo Gaddafi.

Sami al Saadi từng bị bắt và tra tấn trong tù vì là nghi phạm khủng bố dưới chính quyền Gaddafi
Sami al Saadi năm nay 45 tuổi. Ông từng bị bắt cùng với vợ và bốn đứa con của mình và bị buộc trở về Libya vào năm 2004. Tại đây, ông bị tù và tra tấn dã man.

Chiến dịch bắt Sami al Saadi có sự trợ giúp của MI6 nên chỉ diễn ra đúng ba ngày sau khi ông Blair thăm Libya.

Al Saadi còn được gọi là Abu Munthir, từng lãnh đạo một nhóm Chiến đấu Hồi giáo Libya đã sang Trung Quốc sống.

Ông và cả gia đình đã bị nhử tới Hong Kong và sau đó bị CIA bắt cóc, đưa tới Tripoli và sau đó chuyển tới tay những kẻ tra tấn của cựu lãnh đạo Gaddafi.

Gia đình ông gồm 2 người lớn và bốn trẻ nhỏ đã bị còng tay, bịt mặt và trói chân trên đường đi về Libya.

Ảnh trái: Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, ảnh phải: cựu lãnh đạo bị lật đổ của Libya Gaddafi
Sau hai tháng giam cầm thì vợ và con của ông được thả, nhưng al Saadi phải bị tù 6 năm, bị đánh đập tra tấn dã man, bị tra tấn bằng điện và nói rằng có lần đối mặt với cái chết.

Sau 6 năm ngồi tù, al Saadi được phóng thích và đóng vai trò đi đầu trong việc lật đổ chính quyền Gaddafi vào năm 2011.

Sau khi chính quyền Gaddafi sụp đổ, hiện giờ người ta đang tìm thấy các bằng chứng về vai trò của Anh trong các tài liệu mật.

Bằng chứng cho thấy chính quyền Anh can dự vào vụ bắt cóc này được tìm thấy trong đống đổ nát của tòa nhà của ông Musa Kusa - cựu lãnh đạo an ninh Libya.

Đoạn fax của CIA có đoạn: "Chúng tôi... biết rằng cơ quan của ông có hợp tác với nước Anh để đưa [Sami al Saadi] về Tripoli".

Hai lãnh đạo gặp nhau năm 2004 với 'thỏa thuận trong sa mạc'.
Hai ngày sau khi bản fax trên được chuyển đi thì Thủ tướng Anh khi đó là Tony Blair đã tới Libya vì 'thỏa thuận trong sa mạc' bao gồm các thương vụ dầu mỏ cho hãng dầu khổng lồ BP của Anh. Chuyến thăm này cũng mở đường cho vụ phóng thích kẻ đánh bom vụ tấn công Lockerbie Abdelbaset Ali Mohmed al Megrahi.gây tranh cãi.

Trong nhiều năm liền ông Blair bác bỏ các liên quan tới chính quyền Gaddafi.

Ông al Saadi đã thưa kiện MI5, MI6 và Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ cũng như cựu Ngoại trưởng Jack Straw và cựu điệp viên Mark Allen của MI6.

Hôm thứ Tư tuần này, Tòa án cấp cao được biết là có một thỏa thuận đã đạt được, trong đó ông và gia đình sẽ nhận được 2,23 triệu bảng Anh tiền bồi thường cho những gì ông phải chịu đựng trước đó.

Chính quyền Anh đã đưa ra một tuyên bố ngắn, trong đó nói rằng không có 'thừa nhận về mặt pháp lý và không có phiên tòa nào tìm thấy bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào". Bản tuyên bố không giải đáp các cáo buộc được đưa ra.

Abdul Hakim Belhaj hiện đang là chỉ huy quân đội Libya cũng tuyên bố ông là nạn nhân của vụ dàn dựng bất hợp pháp do Anh hậu thuẫn, nhưng cựu Ngoại trưởng Jack Straw của Anh đã bác bỏ các tuyên bố này.
Đáp lại, al Saadi đã đưa ra một tuyên bố rất cẩn thận về mặt câu chữ.

Ông nói: "Mọi lúc tôi đều tuyệt đối thành thật trong việc thực thi các nghĩa vụ của mình theo đúng pháp luật, và tôi hy vọng có thể nói nhiều hơn về tất cả những chuyện này trong một lúc nào đó thích hợp trong tương lai".

Số tiền đền bù này được cho là cao nhất trong những khoản trả cho các nghi phạm khủng bố cũ. Khoản tiền mua lấy sự 'im lặng' này đã bộc lộ rõ các bí mật không hay về vai trò của Anh trong các hoạt động bắt cóc và 'đóng kịch' với Libya.

Kat Craig - giám đốc một chiến dịch phpas lý là Repriev nói: "Chúng tôi giờ biết rằng thỏa thuận trong sa mạc của Tony Blair đã được tiến hành với nhiều dàn xếp bẩn thỉu".

Có lẽ, một trong những điều xấu xa nhất đối với MI6 là chuyển cả một gia đình cho lãnh đạo khét tiếng nhất thế giới".

  • Lê Thu (theo DM)