Trong khi giờ GMT (Anh) mới là buổi sáng ngày cuối cùng của năm 2019, thì không khí giao thừa đã nhộn nhịp ở những nơi thuộc nam Thái Bình Dương này. Kiritimati và Samoa đều nằm ở phía tây Đường Đổi ngày Quốc tế.

{keywords}
Màn bắn pháo đón năm mới 2020 ở Samoa. (Ảnh: ChuckTaylorz89 /Twitter)

Trong bài phát biểu đầu năm, Thủ tướng Samoa Tuilaepa Sailele đặc biệt nhắc đến biến đổi khí hậu bởi đây là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đảo quốc Kirikabi cũng đón chào năm 2020 ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, hứng chịu hạn hán và mực nước biển tăng.

New Zealand là nơi tiếp theo bước sang năm mới 2020 với màn pháo hoa tưng bừng tại Sky Tower cao 328m ở thành phố Auckland.

Màn pháo hoa hoành tráng mừng năm mới 2020 ở Sky Tower:

Hàng nghìn người kéo đến đây để thưởng thức không khí náo nhiệt và rộn ràng, tràn ngập hy vọng về một năm mới hạnh phúc và vui vẻ. 

{keywords}
Pháo hoa thắp sáng Sky Tower, Auckland, New Zealand, đón năm 2020.
{keywords}
Người dân đón mừng năm mới ở Auckland, New Zealand.

Australia đón chào giây phút đầu tiên của năm mới ở những Melbourne, Sydney và Canberra. Một số nơi quyết định không bắn pháo hoa mừng năm mới nhưng sự kiện này vẫn được tổ chức tại Sydney.

Tại cầu Cảng Sydney diễn ra màn bắn pháo hoa sớm dành cho gia đình.

{keywords}
Màn "Pháo hoa Gia đình" ở Cầu cảng Sydney tối 31/12

Không giống nhiều nước châu Á, Nhật Bản đón năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch hàng năm nhưng vẫn gìn giữ nhiều phong tục tập quán đặc sắc thời xưa. Trước thềm năm mới 2020, nhiều người đến các đền thờ dâng hương chúc mừng năm đầu tiên của Triều đại Lệnh Hòa (Reiwa).

{keywords}
Người Nhật khấn cầu tại đền Wakahachimangu ở Fukuoka đón năm mới 2020. (Ảnh: Reuters)

Tại Hàn Quốc, hàng nghìn người đổ ra đường phố trung tâm Seoul để tiễn năm cũ đầy bê bối chính trị và ngoại giao khó nhọc với Triều Tiên, hy vọng năm mới 2020 sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.

{keywords}
Những ước muốn năm 2020 ở Seoul. (Ảnh: AP)

Việt Nam và Thái Lan đứng thứ 9 trong danh sách các quốc gia đón năm mới sớm nhất thế giới. Sau đó đến lượt các quốc gia châu Âu và châu Mỹ. 

Trong thông điệp đăng trên mạng xã hội Twitter, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng thế giới bước sang năm 2020 với sự bất ổn và bất an nhưng ông đặt niềm tin và hy vọng vào sức mạnh của thế hệ trẻ toàn cầu.

{keywords}
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong bài phát biểu mừng năm mới. (Ảnh: Twitter/Antonio Guterres)

"Chúng ta không thể trở thành một thế hệ đứng im nhìn hành tinh bị đốt cháy. Từ ứng phó biến đổi khí hậu tới bình đẳng giới, công bằng xã hội và nhân quyền, thế hệ các bạn đang đứng ở tuyến đầu và giữ vai trò chủ chốt. Tôi được truyền cảm hứng từ niềm đam mê và sự quyết tâm của các bạn", trích đoạn thông điệp của ông Guterres. 

Từ Đức,Thủ tướng Đức Angela Merkel tiết lộ, trong thông điệp Năm mới, bà sẽ tuyên bố chống chiến đổi khí hậu với tất cả sức mạnh nhằm đảm bảo các thế hệ tương lai sống trong hòa bình và thịnh vượng.

{keywords}
 

Vùng đất đón năm mới muộn nhất trên thế giới là Baker và Howland – hai hòn đảo hẻo lánh ngoài khơi nước Mỹ. Nơi đây sẽ đón chào ngày đầu tiên của năm 2020 vào lúc 19h ngày 1/1 (giờ VN).

Thanh Hảo