Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành tinh ngoài hệ Mặt trời, có quỹ đạo kỳ dị nhất trong các khám phá từ trước tới nay.

{keywords}

Hành tinh lập dị nói trên có biệt danh HD 20782, ở cách Trái đất 117 năm ánh sáng. Điều đặc biệt về HD 20782 là quỹ đạo của nó rất giống quỹ đạo của một sao chổi.

Các nhà thiên văn học phát hiện, trong khi các hành tinh trong Thái Dương hệ của chúng ta có quỹ đạo gần tròn, nhiều hành tinh ngoài hệ mặt trời lại sở hữu quỹ đạo hình elip hoặc lệch tâm. Trong đó, HD 20782 được ghi nhận có quỹ đạo lệch tâm nhất, với độ lệch tâm đo được là 0,96.

Điều này đồng nghĩa, HD 20782 di chuyển theo một đường elip gần phẳng, bắt đầu một đường di chuyển dài từ cách xa ngôi sao của nó và sau đó tạo thành một đường bắn súng cao su nhanh, mạnh quanh ngôi sao ở vị trí tiếp cận gần nhất.

Theo báo cáo nghiên cứu, ở vị trí xa nhất trong quỹ đạo, khoảng cách giữa HD 20782 với ngôi sao của nó gấp 5 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Song, ở vị trí tiếp xúc gần nhất, khoảng cách này lại rút ngắn chỉ bằng 0,06 khoảng cách Trái đất - Mặt trời, gần hơn nhiều so quỹ đạo của sao Thủy quanh Mặt trời.

"Hành tinh này có khối lượng gần bằng sao Mộc, nhưng lại nhún nhảy quanh ngôi sao của nó giống như một sao chổi", nhà thiên văn học Stephen Kane đến từ Đại học San Francisco (Mỹ) cho biết thêm. Bằng cách nghiên cứu ánh sáng phản xạ từ HD 20782, ông Kane và các cộng sự cũng hiểu rõ hơn về cấu trúc và thành phần cấu tạp của một hành tinh ngoài Thái Dương hệ.

Nhóm nghiên cứu lấy ví dụ sao Kim và sao Mộc thuộc Thái Dương hệ có đặc tính phản xạ cao, do chúng được bao phủ trong các đám mây chứa đầy những hạt đóng băng. Việc di chuyển gần Mặt trời sẽ làm tan chảy các hạt đóng băng trong các đám mây bao phủ những hành tinh đó. Một số hành tinh ngoài Thái Dương hệ, có kích thước gần bằng sao Mộc và sở hữu quỹ đạo tròn, ngắn cũng trải qua hiện tượng "tối" như vậy do bị tước đoạt vật liệu phản xạ trong bầu khí quyển khi di chuyển gần ngôi sao của chúng.

Tuy nhiên, do sở hữu quỹ đạo elip và thời gian di chuyển quanh ngôi sao của mình quá nhanh nên HD 20782 không bị tước bỏ mọi vật liệu đóng băng trong bầu khí quyển, nên nó vẫn có tính phản xạ cao. Điều đó giúp lí giải tại sao các chuyên gia thiên văn lại quan sát được tín hiệu ánh sáng phản xạ dưới dạng chớp sáng từ hành tinh này.

Khám phá về HD 20782 rất có ích cho nỗ lực tìm hiểu về khí quyển các hành tinh của các nhà thiên văn học. Nó sẽ giúp họ dần tìm ra lời giải đáp cho nhiều bí ẩn về sự khác biệt giữa Trái đất với các hành tinh khác.

Tuấn Anh (Theo Tech Times)

XEM THÊM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT: