Các vết thương của gấu đen có khả năng tự lành đáng kinh ngạc khi chúng ngủ đông mà không bị nhiễm trùng hay để lại sẹo.

Đây là một trong những kết luận thu được sau khi nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Minnesota và Wyoming (Mỹ) tiến hành theo dõi sức khoẻ và hành vi của 1.000 con gấu đen trong 25 năm qua.

c

Gấu đen có thể ngủ đông từ 5 đến 7 tháng/năm. Trong khi ngủ đông chúng không ăn uống, tiểu tiện. Quá trình trao đổi chất giảm còn ¼ so với thông thường và nhịp tim từ 55 lần/phút giảm còn 9 lần/phút.

Theo nhóm nghiên cứu, mỗi năm đều có một số con gấu bị thương vì đạn săn bắn hay bị gấu khác cắn trước khi chúng vào hang ngủ đông. Thường chúng sẽ bị nhiễm trùng hay sưng lên vào đầu mùa đông. Tuy nhiên, một vài tháng sau đó vết thương hoàn toàn lành lặn dù được hay không được khâu và tiêm kháng sinh.

Để kiểm tra thực nghiệm, nhóm đã cẩn thận theo dõi khả năng tự lành những vết cắt nhỏ trên da của 14 con gấu được gắn vòng cổ theo dõi ở phía bắc bang Minnesota. Từ tháng 11 (lúc chúng bắt đầu vào hang ngủ đông) cho đến tháng 3 (một tháng trước khi chúng ra khỏi hang), các vết thương tự lành mà không để lại sẹo, thậm chí không có dấu hiệu viêm nhiễm và lớp da bị trầy đã tái tạo lại.

Tiến sĩ David Garshelis, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết trên BBC: “Chúng tôi rất ngạc nhiên về khả năng tự lành vết thương quá tốt khi chúng ngủ đông, bất chấp quá trình trao đổi chất giảm xuống. Chúng còn thích nghi rất tốt với tình trạng ngủ đông. Ví dụ như chúng ở trong hang 6 tháng mà khối cơ và xương không hề bị giảm.”

Nhóm nghiên cứu hi vọng có thể biết chính xác cơ chế tự lành vết thương trong khi nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và sự trao đổi chất giảm. Điều này sẽ hỗ trợ cho các nghiên cứu ở người bị bệnh chậm lành vết thương, vết thương dễ nhiễm trùng ở người già, người bệnh đái tháo đường.

Phúc Nguyễn

Khám phá mắt khổng lồ của loài mực bí ẩn
Loài mực lớn nhất thế giới sở hữu đôi mắt khổng lồ để sớm phát hiện cá nhà táng "rình rập".
 
Khủng long mũi vẹt, miệng rìu
Trong hai loài khủng long có sừng mới được công bố, một loài có mũi giống vẹt và miệng hình chiếc rìu.
 
Phát hiện bất ngờ: Nhện dùng hoá chất diệt kiến
Các nhà khoa học phát hiện loài nhện mắt vàng đã thêm một loại hoá chất khi chăng tơ dệt lưới để diệt những con kiến lai vãng đến lưới nhện tranh ăn những côn trùng vướng vào đó.