Trong cuộc họp báo mới đây, Bộ Du lịch và Cổ vật Jordan cho biết quần thể di tích này được tìm thấy bởi một nhóm các nhà khảo cổ học Jordan và Pháp.

{keywords}
Quần thể di tích vừa được phát hiện trên sa mạc của Jordan

Nơi đây được cho là một công trình để thực hiện các nghi lễ độc đáo dành riêng cho việc săn bắn linh dương với các bẫy đá khổng lồ được gọi là "desert kites" (diều sa mạc). Theo các nhà nghiên cứu, những tác phẩm điêu khắc tại đây được cho là có quy mô lớn và lâu đời nhất trên thế giới.

Phát hiện này là kết quả của chuỗi hoạt động thuộc Dự án Khảo cổ Đông Nam Badia (SEBAP) được thực hiện từ tháng 10 năm 2021, đứng đầu bởi Mohammad B. Tarawneh và Wael Abu-Azizeh, hai nhà khoa học đã nghiên cứu khu vực này trong suốt hàng thập kỷ qua.

Bẫy săn "diều sa mạc" bao gồm những bức tường đá dài dẫn con mồi đến một vòng vây nơi những lồng nhốt được giăng sẵn. Nhóm nghiên cứu lần đầu phát hiện được những bẫy săn này ở khu vực Jibal al-Khashabiyeh vào năm 2013.

{keywords}
Những phát hiện mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về thời kỳ đồ đá mới

Từ đây, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra các khu trại được dựng lên bởi những người thợ săn gần đó. Họ sống tập trung quanh những bẫy săn linh dương khổng lồ, trong những túp lều hình tròn. Nhiều đồ gốm và xương động vật đã được khai quật thấy tại khu vực này.

Các nhà khảo cổ cho biết khám phá mới này đã mang lại cái nhìn sâu sắc về tính sáng tạo và tâm linh của người cổ đại. Hai tác phẩm chạm khắc trên đá tìm thấy, được đặt tên là Ghassan và Abu Ghassan. Bức tượng cao hơn với chiều cao 112 cm, được chạm khắc hình cánh diều sa mạc kết hợp với hình người. Trong khi bức thấp hơn, cao 70 cm, có khắc khuôn mặt người một cách chi tiết.

{keywords}
 Cuộc họp báo được Bộ Du lịch và Cổ vật Jordan tổ chức mới đây

Những phát hiện khác trong quần thể này còn có một hòn đá thờ được dùng trong các nghi lễ, một lò sưởi, một bộ sưu tập được sắp xếp cẩn thận với khoảng 150 hóa thạch biển, cũng như các bức tượng nhỏ hình động vật và các đồ vật bằng đá lửa được chế tạo một cách rất tinh xảo.

"Đây là mô hình kiến ​​trúc duy nhất thuộc loại này trong thời đồ đá mới được tìm thấy trên thế giới cho đến nay", SEBAP cho biết trong tuyên bố của mình.

Những tác phẩm chạm khắc quý hiếm này là một trong những biểu tượng nghệ thuật lâu đời nhất được tìm thấy ở Trung Đông. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng bàn thờ và lò sưởi có khả năng được sử dụng để cúng tế.

{keywords}
Nhiều nghi lễ tâm linh đã được tổ chức ở khu vực này

SEBAP cho biết: “Việc thực hiện nghi lễ rất có thể được dùng để kêu gọi sự giúp sức của các lực lượng siêu nhiên để có được những cuộc săn lùng thành công và tìm được nhiều con mồi. Phát hiện này cũng làm sáng tỏ hoàn toàn về tính biểu tượng, biểu hiện nghệ thuật cũng như văn hóa tinh thần của những cộng đồng người săn bắt linh dương thời kỳ đồ đá mới chưa được biết đến cho đến nay".

Ngôi đền lâu đời nhất được tìm thấy trong lịch sử nhân loại là khu phức hợp Göbekli Tepe ở đông nam Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Cấu trúc đá có niên đại 11.500 năm tuổi được một nhóm người săn bắn hái lượm xây dựng, do nhà khảo cổ học người Đức, Tiến sĩ Klaus Schmidt phát hiện vào năm 1994. Thậm chí, quần thể này được cho là còn lâu đời hơn Stonehenge.

Đỗ An (Theo CNN Travel)