Trong khoảng 2 tháng trở lại đây, các khu nhà trọ cho công nhân ở KCN Bắc Thăng Long luôn trong tình trạng “ế khách”, không có người thuê. Một loạt các biển của các chủ nhà tìm người thuê phòng, nhưng không khả quan bởi “cung vượt quá cầu”, phòng cho thuê thì nhiều, nhưng người thuê thì ít.
Rùng rợn những “ngôi nhà ma” giữa lòng Hà Nội
Những sự thật chỉ biết khi đã vào phòng đẻ
Làng quê náo động vì gái gọi tràn về
Hãi hùng con kênh liên tục bị sét đánh
Những sự thật chỉ biết khi đã vào phòng đẻ
Làng quê náo động vì gái gọi tràn về
Hãi hùng con kênh liên tục bị sét đánh
Chúng tôi có mặt tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là nơi tập trung nhiều nhà trọ cho những công nhân của các công ty trong KCN Bắc Thăng Long. Cứ đi vài bước, lại bắt gặp một tấm biển ghi “có phòng trọ cho thuê”, gần như nhà nào cũng treo biển, biển thì nhiều nhưng các khu trọ vẫn trong tình trạng rất vắng vẻ.
Chủ nhà trọ nói gì ?
Ông Lê Văn Thành, một chủ nhà trọ chia sẻ, nhà ông có 8 phòng thì đã có tới 4 phòng trống. Ông cho biết, giá phòng chỉ 600 nghìn đồng/tháng, điện 3 nghìn đồng/số, nước 30 nghìn đồng/ người đối với phòng khoảng 12 mét vuông. Đây là mức giá chung, phù hợp đối với công nhân ở đây. “Trước đây nếu có phòng trống, tôi chỉ treo biển 1-2 ngày là có người đến hỏi và thuê ngay, vậy mà giờ tôi treo biển tìm người trọ cả tháng nay rồi không có người thuê”, ông thành chia sẻ.
Biển treo cho thuê phòng trải dọc theo các con đường. |
Một chủ nhà trọ khác là cô Lê Thị Lan cũng đang trong tình trạng “ế phòng”. Cô Lan tâm sự: “ nhà tôi cho thuê phòng đã 10 năm nay, nhưng tôi thấy chưa năm nào tình trạng các chủ nhà trọ treo biển hàng loạt lại nhiều và kéo dài như năm nay, nhà tôi cũng không nằm trong ngoại lệ, nếu đi dọc theo các con đường quanh nơi đây thì hầu như nhà nào cũng treo biển nhà trọ, nhà nào ít thì một đến hai phòng, còn nhiều có khi cả gần chục phòng”.
Cô Lan chia sẻ tiếp, những tháng gần đây, bên ngoài cổng nhà cô lượng người qua lại đây cũng thưa hẳn, không còn quá tấp nập ồn ào như trước, những tiếng còi xe nườm nượp người, hay ngay cả trong xóm trọ nhà cô cũng đã bớt đi những tiếng bàn tán, nói chuyện ầm ĩ mỗi khi đến giờ tan ca của công nhân khi đi làm về, hay buổi chiều tối mỗi khi tới giờ nấu ăn chiều.
“Công việc hạn chế, các công ty ngừng tuyển lao động, hay cắt giảm, chấm dứt hợp đồng với công nhân, dẫn đến tình trạng công nhân không có việc làm đành phải về quê, hoặc có những công nhân ở ghép lại với nhau để chung tiền phòng, đang trong lúc khó khăn, đồng lương không được nhận là bao, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó. Đó là suy nghĩ của nhiều công nhân và họ tâm sự lại với tôi như vậy”, cô chia sẻ.
Cô Lan khẳng định thêm, “ không biết những nhà chủ khác thế nào, nhưng nhà tôi không bao giờ khắt khe với công nhân, không để ai phải kêu ca, phàn nàn một điều gì, nên lý do nhà tôi khó tính, khắt khe để người thuê phòng họ chuyển đi là không thể có”.
Chúng tôi được cô Lan dẫn tới thăm những căn phòng bỏ trống trong nhà cô mà nhiều ngày trước những người công nhân ở đây đã dọn đi. Cũng thật trùng hợp, vì ba căn phòng nối liền nhau, cô mở cửa phòng và cho chúng tôi ghé vào xem một căn phòng ngay chỗ chúng tôi đứng. Căn phòng trống trải chỉ có mỗi chiếc giường kê ở sát mép tường bên trong cùng, và một bàn gỗ dùng để để những thứ lặt vặt. Mạng nhện đã xuất hiện trên các góc tường, bởi có lẽ cả tháng nay rồi không có người ở. Một nữ công nhân trọ gần đó cho biết, ba phòng này người thì hết hạn hợp đồng, nên đã về quê, người thì chuyển tới chỗ khác ở cùng người thân.
Nỗi niềm công nhân
Nhiều phòng trọ bị bỏ trống từ nhiều ngày nay vì không có người thuê. |
Chị Nguyễn thị L, là công nhân của một công ty tại KCN Bắc Thăng Long tâm sự: “công ty em giờ đang cho nghỉ việc nhiều công nhân, có người đã gắn bó với công ty cả 10 năm trời rồi, nhưng họ vẫn cho nghỉ, chưa nói gì đến những công nhân hết hạn hợp đồng họ sẽ không tiếp tục kí hợp đồng mới nữa, thế là thành người thất nghiệp, phải về quê, hoặc đi nơi kiếm việc khác để mưu sinh chứ có ở đây cũng không giải quyết được gì.”
Chị Lê Thị Phương Th, cũng làm trong khu công nghiệp thì than thở: “Khổ lắm mấy bạn à, mấy tháng nay, công ty chị ít việc làm, mà cũng không riêng gì công ty chị, người nghỉ thì nhiều, số được giữ lại cũng dở khóc dở cười, có tuần chỉ làm một, hai buổi, còn đâu nghỉ cả tuần, mặc dù công ty vẫn trả 70% lương cho những ngày nghỉ, nhưng mà lương hàng tháng được là bao đâu, chỉ 2,5- 3,5 triệu đồng/một người, đó là làm thêm làm nếm hết rồi, giờ không có việc, lại nghỉ ăn lương với mức 70% như thế này, nhiều người cũng không trụ nổi. Các bạn cứ thử tính nhẩm xem chi phí cho tiền thuê phòng, tiền sinh hoạt hàng tháng thì cũng hết, chả dư dả được đồng nào gửi về cho gia đình, thế nên nhiều người tìm giải pháp xin nghỉ về quê kiếm việc khác cho được gần gia đình”.
Chị Lê Thị Phương Th, cũng làm trong khu công nghiệp thì than thở: “Khổ lắm mấy bạn à, mấy tháng nay, công ty chị ít việc làm, mà cũng không riêng gì công ty chị, người nghỉ thì nhiều, số được giữ lại cũng dở khóc dở cười, có tuần chỉ làm một, hai buổi, còn đâu nghỉ cả tuần, mặc dù công ty vẫn trả 70% lương cho những ngày nghỉ, nhưng mà lương hàng tháng được là bao đâu, chỉ 2,5- 3,5 triệu đồng/một người, đó là làm thêm làm nếm hết rồi, giờ không có việc, lại nghỉ ăn lương với mức 70% như thế này, nhiều người cũng không trụ nổi. Các bạn cứ thử tính nhẩm xem chi phí cho tiền thuê phòng, tiền sinh hoạt hàng tháng thì cũng hết, chả dư dả được đồng nào gửi về cho gia đình, thế nên nhiều người tìm giải pháp xin nghỉ về quê kiếm việc khác cho được gần gia đình”.
Phi Hùng – Hồng Nguyễn.