Chợ Bến Thành - chứng tích lịch sử 100 năm

Chợ Bến Thành được xây từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 hoàn tất. Chợ nằm ở trục đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang, khu trung tâm thành phố với diện tích 13.000m2.

Sau hơn 100 năm tồn tại, khu chợ này là địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng và được coi như biểu tượng của Sài Gòn, là chứng tích lịch sử, điểm đến văn hoá và du lịch. Tuy nhiên, hiện nay công trình này có dấu hiệu xuống cấp ở nhiều hạng mục.

{keywords}
Chợ Bến Thành là công trình văn hóa lịch sử, hơn 100 năm tuổi

Để gìn giữ giá trị văn hoá lịch sử, hiện nay UBND TP.HCM đã cơ bản thống nhất với ý tưởng cải tạo chỉnh trang chợ Bến Thành theo đề xuất của đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty TA Landscape.

Theo đó, chợ Bến Thành sẽ được sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang hoặc trùng tu các hạng mục như nền chợ, hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng, cấp điện, phòng cháy chữa cháy, lợp mái ngói thay tôn, điều chỉnh chiều cao mái để thông thoáng và lấy sáng…

{keywords}
Chợ Bến Thành lọt thỏm giữa các tuyến đường trung tâm với diện tích 13.000m2
{keywords}
Hiện, phía trước chợ là dự án ga Bến Thành của tuyến metro số 1, quy mô 4 tầng sâu hơn 30m dưới lòng đất. Đây là ga ngầm chính phục vụ khách đi metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và là điểm trung chuyển kết nối metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), metro số 3A (Bến Thành – Tân Kiên) và tuyến metro số 4 (Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước)

Theo phương án cải tạo chợ Bến Thành do Công ty TA Landscape (đơn vị tư vấn thiết kế dự án), phần mái chợ dự kiến được làm bằng vật liệu ngói, thay thế lớp tôn giả ngói cũ đã xuống cấp. Ngói cách nhiệt sẽ làm bên trong chợ, tạo cảm giác mát mẻ hơn, không bị nóng như hiện nay. Các cửa thông gió ở mái cũng được thiết kế lại, đảm bảo thông thoáng cho không gian phía trong.

Phần nền chợ cũng được cải tạo, thay mới gạch lót phù hợp do có nhiều vị trí sụt lún, xuống cấp. Những ki-ốt hư hỏng, cơi nới được thiết kế lại đảm bảo thuận lợi nhất cho tiểu thương. 

{keywords}{keywords}{keywords}

Không gian bên trong chợ Bến Thành, quầy hàng kinh doanh đủ các mặt hàng 

{keywords}
Một số vị trí bên ngoài chợ Bến Thành bị hư hỏng, cần được chỉnh trang thay mới

 

{keywords}
Nhiều mảng tường trong chợ hiện tại đã bong tróc, xuống cấp. Hệ thống đèn điện cũ kỹ khiến chợ trở nên tối tăm
{keywords}
Phần mái chợ xuống cấp, tiểu thương phải giăng bạt, dùng chậu để chống dột khi mưa lớn

Cải tạo hồ Con Rùa

Mới đây, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương cho phép chính quyền quận 3 tiến hành cải tạo nâng cấp vỉa hè xung quanh khu vực hồ Con Rùa bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Theo đề án trước đó do UBND quận 3 trình, dự án cải tạo hồ Con Rùa (Công trường Quốc Tế) bằng nguồn vốn xã hội hóa hứa hẹn trở thành một điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách đến TP.HCM.

{keywords}
Hồ Con Rùa được xây dựng từ những năm 1965 – 1967
{keywords}
Thiết kế theo kiểu kiến trúc hình bát giác, chia ô bằng những bờ bao trên một hồ nước

Chính quyền quận 3 dự tính sẽ lát đá granite cho hơn 5.100m2 vỉa hè xung quanh hồ, gồm các tuyến đường: Phạm Ngọc Thạch (đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Công trường Quốc tế); Trần Cao Vân (từ Hai Bà Trưng đến Công trường Quốc tế); Võ Văn Tần (từ Công trường Quốc tế đến Pasteur) và vỉa hè vòng xoay công trường.

Tổng chiều dài vỉa hè lát đá khoảng 750m, rộng 5-6m. Một số đoạn có vỉa hè rộng được bố trí thêm mảng xanh.

Giữa năm 2020, quận 3 đề xuất làm phố đi bộ chất lượng cao ở khu vực hồ Con Rùa với tổng diện tích 19.500m2. Trong đó, diện tích lát nền lòng đường là hơn 12.700m2, diện tích lát nền trung tâm là hơn 3.200m2 và hơn 3.500m2 diện tích lát nền 4 tuyến vỉa hè đường Phạm Ngọc Thạch, vỉa hè đường Trần Cao Vân, vỉa hè đường Võ Văn Tần, vỉa hè vòng xoay Công trường Quốc tế.

Dự án cũng chia 5 khu chức năng gồm đài nước ở trung tâm hồ; trình diễn ở đường Phạm Ngọc Thạch; văn hoá - triển lãm ở đường Võ Văn Tần; ẩm thực ở đường Trần Cao Vân; giải trí ở đường Phạm Ngọc Thạch. Tuy nhiên, hiện công trình chưa được triển khai.

{keywords}
Hiện tại hồ Con Rùa vẫn hoang sơ
{keywords}
Hiện tại phần ngọn toà tháp giữa hồ Con Rùa cũng vẫn còn bỏ hoang, chưa khai thác hết tiềm năng nên cần được chỉnh trang, thay "áo mới" để phù hợp với cảnh quan đô thị
{keywords}
 
{keywords}
Khu vực hồ Con Rùa là điểm thu hút giới trẻ đến vui chơi. Nếu được cải tạo, chỉnh trang lại đẹp hơn nữa sẽ thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước 
{keywords}
Dự kiến, công trình sẽ được sửa chữa, trùng tu trong tháng 4 năm nay

Tuấn Kiệt

TP.HCM đặt lại lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo

TP.HCM đặt lại lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Nhân dịp khánh thành dự án chỉnh trang Công viên Mê Linh và Công viên Bến Bạch Đằng sáng 17/3, TP.HCM đã cho đặt lại lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo.