Năm
2010, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam, với sự hợp tác của các đối tác trong và ngoài ngành, toàn thể
cán bộ, công nhân viên (CBCNV) PVC đã khai thác tối đa các yếu tố thuận
lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ
động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực hoàn
thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra, giá
trị sản lượng đạt 10.088,91 tỷ đồng bằng 126,11% kế hoạch. Nộp Ngân sách
Nhà nước 431,64 tỷ đồng bằng 174,05% kế hoạch.
Công tác đầu tư dự án
Toàn Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và nỗ lực phấn đấu nhằm bảo đảm an toàn, chất lượng và tiến độ thi công các dự án, công trình. Hầu hết các công trình đều thi công đạt tiến độ đề ra, bảo đảm chất lượng theo đúng yêu cầu thiết kế. Trong năm 2010 và đầu năm 2011, Tổng công ty đã thực hiện khởi công nhiều công trình mới như: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Khách sạn Dầu khí Thái Bình, PetroLandmark Tower, Trung tâm thương mại và khách sạn Hạ Long, Khu thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp Vũng Tàu, Nhà máy bê-tông dự ứng lực PVC-FECON, Nhà máy sản xuất bao bì Dung Quất, dự án cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Quảng Trạch, Nhà máy Bio-Ethanol tại Bình Phước, Trung tâm thương mại Bạc Liêu, công trình cơ sở hạ tầng trung tâm điện lực Sông Hậu ...
Tổng công ty cũng đã hoàn thành bàn giao hàng loạt công trình lớn cho chủ đầu tư bảo đảm tiến độ, chất lượng, điển hình như: hoàn thành việc hòa đồng bộ Tổ máy Tua-bin khí GT11 - Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 lên lưới điện quốc gia đồng thời gắn biển công trình chào mừng Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng; hoàn thành và bàn giao các công trình: Văn phòng Viện Dầu khí, Rạp Kim Ðồng; Trụ sở Bộ Nội vụ, Trụ sở Tổng công ty Lương thực miền bắc; Tòa nhà Dầu khí Nghệ An, Nhà máy Polypropylene Dung Quất, Trung tâm Tài chính dầu khí Miền Trung...
Trong năm 2010, hoạt động đầu tư của toàn Tổng công ty được tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả. Chất lượng từng dự án đầu tư của Tổng công ty không ngừng được nâng cao do được đánh giá và xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư, dự án có tính thanh khoản cao, thời gian thu hồi vốn nhanh. Toàn bộ các dự án đều được chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Trong năm 2010, toàn tổng công ty đã và đang triển khai hơn 120 dự án đầu tư (tăng 171% so với năm 2009), với giá trị tổng mức đầu tư hơn 128 nghìn tỷ đồng, thực hiện trong năm đạt hơn bốn nghìn tỷ đồng. Nổi bật lên trong số đó có thể kể đến các dự án tiêu biểu như: Nhà máy sản xuất ống thép Dầu khí (tổng mức đầu tư là 2.175 tỷ đồng); dự án Trung tâm thương mại tài chính Dầu khí Phú Mỹ Hưng (1.003 tỷ đồng); dự án HaNoi TimesTower CT10-11 khu đô thị Văn Phú (1.454 tỷ đồng)...
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tái cấu trúc Tập đoàn Vinashin, Tổng công ty PVC còn được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tin tưởng, giao nhiệm vụ tiếp nhận, tiếp tục triển khai dự án Khu công nghiệp dịch vụ Dầu khí Soài Rạp Tiền Giang đã được Vinashin đầu tư dang dở, có quy mô hơn 285ha, với giá trị tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng. Ngay sau khi được giao, từ tháng 7-2010 đến nay, Tổng công ty PVC đã và đang tích cực triển khai dự án.
Năm 2010 cũng là năm được Tổng công ty chú trọng đẩy mạnh công tác đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công nhằm thực hiện chiến lược 'đi tắt đón đầu', tập trung đầu tư mua sắm các thiết bị thi công mới, hiện đại, các thiết bị thi công chuyên ngành dầu khí, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các dự án mà PVC tham gia, tiêu biểu như: Máy khoan xiên, máy khoan ngang, máy khoan cọc nhồi vào đá, và nhiều thiết bị chuyên dùng khác. Giá trị thực hiện đầu tư cho các dự án nâng cao năng lực thi công này của Tổng công ty cả năm đạt hơn 570 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước cũng được Tổng công ty đặc biệt quan tâm nhằm tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo, cụ thể Tổng công ty đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Samsung C&T, Samsung Engineering, Hanshin E&C, Posco Corp, Trường đại học Xây dựng, Ðại học Luật Hà Nội, Tập đoàn Ðại Dương...
Tổng công ty đã bám sát kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, chủ động giữ vững thị trường hiện có, tăng cường công tác tiếp thị đấu thầu để mở rộng và phát triển thị trường. Trong năm 2010, Tổng công ty đã trúng 14 gói thầu với tổng giá trị là 3.175 tỷ đồng.
Toàn Tổng công ty đã ký kết 127 hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư, với tổng giá trị là: 7.459 tỷ đồng, trong đó, công ty mẹ ký được 20 hợp đồng kinh tế lớn, với tổng giá trị là 4.410 tỷ đồng, trong đó hợp đồng EPC công trình Kho lạnh Thị Vải 1.165 tỷ đồng, hợp đồng thi công xây dựng san lấp mặt bằng hoàn thiện Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn 764,317 tỷ đồng, hợp đồng chìa khóa trao tay Khách sạn Dầu khí Thái Bình 387,41 tỷ đồng, hợp đồng san lấp mặt bằng dự án Nhà máy điện Quảng Trạch 160,84 tỷ đồng, hợp đồng tổng thầu thi công xây lắp Nhà máy chế tạo ống thép Dầu khí 406,18 tỷ đồng...
Trong năm 2010, Tổng công ty đã sửa đổi và bổ sung Quy chế quản lý hợp đồng kinh tế cho phù hợp tình hình thực tế; xây dựng được đơn giá nội bộ tại một số công trình trọng điểm.
Tổng giám đốc PVC Vũ Ðức Thuận cho biết: 'Trong năm qua, dưới sự chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, sự hợp tác của các đối tác, Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Tổng công ty PVC đã lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Ðại hội đồng cổ đông hằng năm năm 2010 đề ra, đưa Tổng công ty phát triển vượt bậc, vị thế và thương hiệu của PVC trên thị trường xây lắp trong nước ngày càng được nâng cao. Qua việc đánh giá những công việc đã làm trong năm 2010, những hạn chế cần khắc phục, Hội đồng quản trị sẽ rút kinh nghiệm và không ngừng nâng cao năng lực quản lý cho phù hợp tình hình mới, nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Ðại hội đồng cổ đông 2011 giao'.
Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp - vững vàng tiến vào năm 2011
Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong năm 2010, PVC đã xây dựng phương án tái cấu trúc Tổng công ty theo ba lĩnh vực hoạt động chính bao gồm: Xây lắp, Sản xuất công nghiệp và Kinh doanh bất động sản. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển 16 công ty con và một số công ty liên kết hoạt động có hiệu quả, triển khai thoái vốn tại sáu công ty và giảm tỷ lệ sở hữu tại bốn công ty để thu hồi và sử dụng nguồn vốn đầu tư bổ sung vào các dự án đang triển khai, theo hướng đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.
Trong công tác đổi mới doanh nghiệp, PVC đã triển khai rà soát, đánh giá tổ chức lại các công ty con/công ty liên kết theo hướng tập trung chuyên sâu theo lĩnh vực hoạt động và theo vị trí địa lý; thực hiện phân cấp mạnh, toàn diện nhằm phát huy thế mạnh cũng như tính tự chủ của các công ty con/công ty liên kết. Công tác quản lý đơn vị được thực hiện thông qua việc cử người đại diện quản lý phần vốn tham gia quản lý, điều hành tại các đơn vị, phát huy được vai trò, trách nhiệm, cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ bảo toàn và phát triển phần vốn đầu tư của PVC, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn Tổng công ty.
Trong năm 2010, Tổng công ty đã thu xếp kịp thời nguồn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Cụ thể Tổng công ty đã phê duyệt kế hoạch và ký hợp đồng hạn mức tín dụng năm 2010 của toàn Tổng công ty là 1.740 tỷ đồng. Ðồng thời triển khai thực hiện hệ thống tài khoản trung tâm nhằm quản lý, điều hòa có hiệu quả dòng tiền trong toàn Tổng công ty.
Chủ động cân đối kịp thời nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư dự án, đầu tư góp vốn và thực hiện phương án tái cấu trúc tổng thể Tổng công ty. Tổng công ty đã cơ cấu lại một số khoản đầu tư của Tổng công ty như: Bán bớt phần vốn tại tám công ty liên doanh, liên kết, thu hồi vốn đầu tư 695 tỷ đồng và đem lại lợi nhuận cho Tổng công ty 354 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Tổng công ty đã đôn đốc và hỗ trợ 14 đơn vị thành viên thực hiện niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán. Trong đó có sáu đơn vị là: PVC-MS, PVC-PT, PVC-IC, PVC-MT, Petroland, PVI-Long Sơn niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh; sáu đơn vị là PV Power Land, PVR, PVFCLand, PVC-Vinaconex, PVC-Hồng Hà, PVC-SG niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. Ngoài ra, Công ty CP Ðầu tư Dầu khí Sao Mai Bến Ðình (PSB) và Công ty CP xi-măng Dầu khí 12/9 niêm yết trên sàn UPCOM.
Theo Chủ tịch HÐQT Trịnh Xuân Thanh, trong năm 2011, PVC sẽ tiếp tục phát triển theo hướng trở thành đơn vị chủ lực của ngành dầu khí trong xây lắp chuyên ngành, xây dựng dân dụng và công nghiệp, đồng thời mở rộng ra các công trình ngoài ngành và phát triển mảng đầu tư bất động sản.
Với mục tiêu sản lượng đạt 20 nghìn tỷ đồng, doanh thu 18 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.556 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức đạt 17% vốn điều lệ. Một trong những giải pháp mà PVC tập trung chỉ đạo là tiếp tục kiện toàn và cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Tổng công ty cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên, tập trung đầu tư phát triển 15 đơn vị thành viên chủ chốt về xây lắp chuyên ngành dầu khí, xây dựng công nghiệp, dân dụng và đầu tư bất động sản. Không ngừng cải tiến phương thức quản lý tại cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo hướng gọn nhẹ và chuyên sâu nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của toàn Tổng công ty.
Những thành tựu nổi bật
- Tổng công ty vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 1999 đến 2009. Ngoài ra, Tổng công ty đã được trao tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý khác như: Huân chương Lao động hạng nhất, TOP 10 "Sao vàng Đất Việt 2010", giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2010", "Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2010",...
- Tổng công ty đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kinh tế so với kế hoạch năm 2010 được Tập đoàn giao, "Về đích trước" kế hoạch 1 tháng 20 ngày.
- Hoàn thành mục tiêu tiến độ và bảo đảm chất lượng thi công các công trình trọng điểm, trong đó nổi bật là việc hòa đồng bộ Tổ máy Tua-bin khí GT 11- Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 lên lưới điện quốc gia đồng thời gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; công trình Văn phòng Viện Dầu khí, Rạp Kim Đồng (hai công trình được gắn biển chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội)...
- Thực hiện thành công công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, bao gồm chuyển đổi, thành lập mới nhiều doanh nghiệp, cơ cấu lại một số khoản đầu tư thu lợi nhuận hơn 200 tỷ đồng, đưa 14 mã cổ phiếu của Công ty thành viên niêm yết và giao dịch thành công trên sàn giao dịch chứng khoán.
Công tác đầu tư dự án
Toàn Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và nỗ lực phấn đấu nhằm bảo đảm an toàn, chất lượng và tiến độ thi công các dự án, công trình. Hầu hết các công trình đều thi công đạt tiến độ đề ra, bảo đảm chất lượng theo đúng yêu cầu thiết kế. Trong năm 2010 và đầu năm 2011, Tổng công ty đã thực hiện khởi công nhiều công trình mới như: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Khách sạn Dầu khí Thái Bình, PetroLandmark Tower, Trung tâm thương mại và khách sạn Hạ Long, Khu thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp Vũng Tàu, Nhà máy bê-tông dự ứng lực PVC-FECON, Nhà máy sản xuất bao bì Dung Quất, dự án cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Quảng Trạch, Nhà máy Bio-Ethanol tại Bình Phước, Trung tâm thương mại Bạc Liêu, công trình cơ sở hạ tầng trung tâm điện lực Sông Hậu ...
Xây lắp nhà máy nhiên liệu sạch Ethanol 100 nghìn mét khối tại Phú Thọ.
Tổng công ty cũng đã hoàn thành bàn giao hàng loạt công trình lớn cho chủ đầu tư bảo đảm tiến độ, chất lượng, điển hình như: hoàn thành việc hòa đồng bộ Tổ máy Tua-bin khí GT11 - Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 lên lưới điện quốc gia đồng thời gắn biển công trình chào mừng Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng; hoàn thành và bàn giao các công trình: Văn phòng Viện Dầu khí, Rạp Kim Ðồng; Trụ sở Bộ Nội vụ, Trụ sở Tổng công ty Lương thực miền bắc; Tòa nhà Dầu khí Nghệ An, Nhà máy Polypropylene Dung Quất, Trung tâm Tài chính dầu khí Miền Trung...
Trong năm 2010, hoạt động đầu tư của toàn Tổng công ty được tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả. Chất lượng từng dự án đầu tư của Tổng công ty không ngừng được nâng cao do được đánh giá và xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư, dự án có tính thanh khoản cao, thời gian thu hồi vốn nhanh. Toàn bộ các dự án đều được chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Trong năm 2010, toàn tổng công ty đã và đang triển khai hơn 120 dự án đầu tư (tăng 171% so với năm 2009), với giá trị tổng mức đầu tư hơn 128 nghìn tỷ đồng, thực hiện trong năm đạt hơn bốn nghìn tỷ đồng. Nổi bật lên trong số đó có thể kể đến các dự án tiêu biểu như: Nhà máy sản xuất ống thép Dầu khí (tổng mức đầu tư là 2.175 tỷ đồng); dự án Trung tâm thương mại tài chính Dầu khí Phú Mỹ Hưng (1.003 tỷ đồng); dự án HaNoi TimesTower CT10-11 khu đô thị Văn Phú (1.454 tỷ đồng)...
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tái cấu trúc Tập đoàn Vinashin, Tổng công ty PVC còn được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tin tưởng, giao nhiệm vụ tiếp nhận, tiếp tục triển khai dự án Khu công nghiệp dịch vụ Dầu khí Soài Rạp Tiền Giang đã được Vinashin đầu tư dang dở, có quy mô hơn 285ha, với giá trị tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng. Ngay sau khi được giao, từ tháng 7-2010 đến nay, Tổng công ty PVC đã và đang tích cực triển khai dự án.
Năm 2010 cũng là năm được Tổng công ty chú trọng đẩy mạnh công tác đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công nhằm thực hiện chiến lược 'đi tắt đón đầu', tập trung đầu tư mua sắm các thiết bị thi công mới, hiện đại, các thiết bị thi công chuyên ngành dầu khí, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các dự án mà PVC tham gia, tiêu biểu như: Máy khoan xiên, máy khoan ngang, máy khoan cọc nhồi vào đá, và nhiều thiết bị chuyên dùng khác. Giá trị thực hiện đầu tư cho các dự án nâng cao năng lực thi công này của Tổng công ty cả năm đạt hơn 570 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước cũng được Tổng công ty đặc biệt quan tâm nhằm tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo, cụ thể Tổng công ty đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Samsung C&T, Samsung Engineering, Hanshin E&C, Posco Corp, Trường đại học Xây dựng, Ðại học Luật Hà Nội, Tập đoàn Ðại Dương...
Tổng công ty đã bám sát kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, chủ động giữ vững thị trường hiện có, tăng cường công tác tiếp thị đấu thầu để mở rộng và phát triển thị trường. Trong năm 2010, Tổng công ty đã trúng 14 gói thầu với tổng giá trị là 3.175 tỷ đồng.
Toàn Tổng công ty đã ký kết 127 hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư, với tổng giá trị là: 7.459 tỷ đồng, trong đó, công ty mẹ ký được 20 hợp đồng kinh tế lớn, với tổng giá trị là 4.410 tỷ đồng, trong đó hợp đồng EPC công trình Kho lạnh Thị Vải 1.165 tỷ đồng, hợp đồng thi công xây dựng san lấp mặt bằng hoàn thiện Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn 764,317 tỷ đồng, hợp đồng chìa khóa trao tay Khách sạn Dầu khí Thái Bình 387,41 tỷ đồng, hợp đồng san lấp mặt bằng dự án Nhà máy điện Quảng Trạch 160,84 tỷ đồng, hợp đồng tổng thầu thi công xây lắp Nhà máy chế tạo ống thép Dầu khí 406,18 tỷ đồng...
Trong năm 2010, Tổng công ty đã sửa đổi và bổ sung Quy chế quản lý hợp đồng kinh tế cho phù hợp tình hình thực tế; xây dựng được đơn giá nội bộ tại một số công trình trọng điểm.
Tổng giám đốc PVC Vũ Ðức Thuận cho biết: 'Trong năm qua, dưới sự chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, sự hợp tác của các đối tác, Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Tổng công ty PVC đã lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Ðại hội đồng cổ đông hằng năm năm 2010 đề ra, đưa Tổng công ty phát triển vượt bậc, vị thế và thương hiệu của PVC trên thị trường xây lắp trong nước ngày càng được nâng cao. Qua việc đánh giá những công việc đã làm trong năm 2010, những hạn chế cần khắc phục, Hội đồng quản trị sẽ rút kinh nghiệm và không ngừng nâng cao năng lực quản lý cho phù hợp tình hình mới, nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Ðại hội đồng cổ đông 2011 giao'.
Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp - vững vàng tiến vào năm 2011
Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong năm 2010, PVC đã xây dựng phương án tái cấu trúc Tổng công ty theo ba lĩnh vực hoạt động chính bao gồm: Xây lắp, Sản xuất công nghiệp và Kinh doanh bất động sản. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển 16 công ty con và một số công ty liên kết hoạt động có hiệu quả, triển khai thoái vốn tại sáu công ty và giảm tỷ lệ sở hữu tại bốn công ty để thu hồi và sử dụng nguồn vốn đầu tư bổ sung vào các dự án đang triển khai, theo hướng đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.
Trong công tác đổi mới doanh nghiệp, PVC đã triển khai rà soát, đánh giá tổ chức lại các công ty con/công ty liên kết theo hướng tập trung chuyên sâu theo lĩnh vực hoạt động và theo vị trí địa lý; thực hiện phân cấp mạnh, toàn diện nhằm phát huy thế mạnh cũng như tính tự chủ của các công ty con/công ty liên kết. Công tác quản lý đơn vị được thực hiện thông qua việc cử người đại diện quản lý phần vốn tham gia quản lý, điều hành tại các đơn vị, phát huy được vai trò, trách nhiệm, cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ bảo toàn và phát triển phần vốn đầu tư của PVC, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn Tổng công ty.
Trong năm 2010, Tổng công ty đã thu xếp kịp thời nguồn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Cụ thể Tổng công ty đã phê duyệt kế hoạch và ký hợp đồng hạn mức tín dụng năm 2010 của toàn Tổng công ty là 1.740 tỷ đồng. Ðồng thời triển khai thực hiện hệ thống tài khoản trung tâm nhằm quản lý, điều hòa có hiệu quả dòng tiền trong toàn Tổng công ty.
Chủ động cân đối kịp thời nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư dự án, đầu tư góp vốn và thực hiện phương án tái cấu trúc tổng thể Tổng công ty. Tổng công ty đã cơ cấu lại một số khoản đầu tư của Tổng công ty như: Bán bớt phần vốn tại tám công ty liên doanh, liên kết, thu hồi vốn đầu tư 695 tỷ đồng và đem lại lợi nhuận cho Tổng công ty 354 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Tổng công ty đã đôn đốc và hỗ trợ 14 đơn vị thành viên thực hiện niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán. Trong đó có sáu đơn vị là: PVC-MS, PVC-PT, PVC-IC, PVC-MT, Petroland, PVI-Long Sơn niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh; sáu đơn vị là PV Power Land, PVR, PVFCLand, PVC-Vinaconex, PVC-Hồng Hà, PVC-SG niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. Ngoài ra, Công ty CP Ðầu tư Dầu khí Sao Mai Bến Ðình (PSB) và Công ty CP xi-măng Dầu khí 12/9 niêm yết trên sàn UPCOM.
Theo Chủ tịch HÐQT Trịnh Xuân Thanh, trong năm 2011, PVC sẽ tiếp tục phát triển theo hướng trở thành đơn vị chủ lực của ngành dầu khí trong xây lắp chuyên ngành, xây dựng dân dụng và công nghiệp, đồng thời mở rộng ra các công trình ngoài ngành và phát triển mảng đầu tư bất động sản.
Với mục tiêu sản lượng đạt 20 nghìn tỷ đồng, doanh thu 18 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.556 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức đạt 17% vốn điều lệ. Một trong những giải pháp mà PVC tập trung chỉ đạo là tiếp tục kiện toàn và cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Tổng công ty cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên, tập trung đầu tư phát triển 15 đơn vị thành viên chủ chốt về xây lắp chuyên ngành dầu khí, xây dựng công nghiệp, dân dụng và đầu tư bất động sản. Không ngừng cải tiến phương thức quản lý tại cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo hướng gọn nhẹ và chuyên sâu nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của toàn Tổng công ty.
Những thành tựu nổi bật
- Tổng công ty vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 1999 đến 2009. Ngoài ra, Tổng công ty đã được trao tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý khác như: Huân chương Lao động hạng nhất, TOP 10 "Sao vàng Đất Việt 2010", giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2010", "Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2010",...
- Tổng công ty đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu kinh tế so với kế hoạch năm 2010 được Tập đoàn giao, "Về đích trước" kế hoạch 1 tháng 20 ngày.
- Hoàn thành mục tiêu tiến độ và bảo đảm chất lượng thi công các công trình trọng điểm, trong đó nổi bật là việc hòa đồng bộ Tổ máy Tua-bin khí GT 11- Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 lên lưới điện quốc gia đồng thời gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; công trình Văn phòng Viện Dầu khí, Rạp Kim Đồng (hai công trình được gắn biển chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội)...
- Thực hiện thành công công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, bao gồm chuyển đổi, thành lập mới nhiều doanh nghiệp, cơ cấu lại một số khoản đầu tư thu lợi nhuận hơn 200 tỷ đồng, đưa 14 mã cổ phiếu của Công ty thành viên niêm yết và giao dịch thành công trên sàn giao dịch chứng khoán.
- Nguyễn Hoàng (báo Nhân Dân)