Cây thương nhĩ, còn được gọi là cây ké đầu ngựa, có tên khoa học là Xanthium strumarium L., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đây là loài cây thảo, cao từ 50-80cm, ít phân cành. Lá mọc so le, hình tim - tam giác, mép khía răng không đều, có lông cứng và ngắn ở hai mặt.
Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai góc, để dùng làm thuốc phải chọn quả già chắc, có màu vàng sẫm, có gai, trong có hai hạt, có dầu, không sâu mốc và vụn nát.
Loại cây mọc dại rất nhiều ở các vùng nông thôn, miền núi. Trẻ em thường hay hái chúng và xem như một món đồ chơi, nhưng người lớn lại rất khó chịu vì chúng rất "dính", chỉ không cẩn thận một chút thôi là ngay lập tức sẽ bám vào quần áo.
Trước đây, mọi người chỉ nghĩ đây là loại cây dại, không có tác dụng gì, nhưng thực tế, thương nhĩ lại là một loại thảo dược, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.
Thương Nhĩ Tử là bộ phận quả đã được phơi hoặc sấy khô của cây Thương nhĩ.
Từ xa xưa, Thương Nhĩ Tử đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong các bài thuốc gia truyền nổi tiếng chủ trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nhiều trong số các bài thuốc này vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay và được phát triển thành các phương thuốc chữa xoang hiệu quả.
Quả Thương Nhĩ Tử chứa nhiều sesquiterpen lacton, vitamin C và glucose, Beta – sitosterol Beta – D – glucosid… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, một số loại nấm điển hình như Candida albicans… Đây là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm xoang cấp và mạn tính.
Chúng còn có thể được dùng làm thuốc, có tác dụng trong phòng chống dị ứng, chống viêm, chữa mụn nhọt, lở loét, mề đay, bướu cổ, đau khớp, tay chân đau co rút, đau đầu, đau họng, lỵ… Ngậm nước sắc từ quả có thể chữa đau răng, chữa nấm tóc, hắc lào…
Vậy nên, ở Trung Quốc, thương nhĩ sau khi gia công có giá rất đắt, có thể lên tới 500 nhân dân tệ một cân (khoảng 1,6 triệu đồng).
(Theo Gia Đình và Xã Hội)
Loại nho mọc hoang ở bìa rừng Tây Bắc, ăn thì chua loét, giá chẳng kém cạnh nho nhập ngoại mà vẫn hút khách Hà thành
Mặc dù có giá khá đắt, ăn cũng ko ngọt như một số loại nho khác nhưng nho rừng Tây Bắc lại rất hút người mua, đặc biệt là các bà nội trợ Hà thành.