Cứ ngỡ tiêu tiền là việc dễ nhất trần đời nhưng dễ dãi trong chi tiêu dễ làm bạn ngập trong nợ nần khi đến cuối tháng. Làm sao để chi tiêu hợp lý mà vẫn có khoản tiết kiệm phòng thân?

{keywords}

Căn bệnh ‘mất kiểm soát chi tiêu’

Chứng “mất kiểm soát chi tiêu” không phải là một căn bệnh hiếm gặp, đặc biệt là với các bạn trẻ hay nhân viên văn phòng. Cuối tháng vừa lãnh lương thì tụ tập bạn bè làm bữa ngon kiểu “cam-pu-chia”, xong đâu đấy thì cũng phải “tự thưởng” cho mình món gì đấy “hay hay”.

Cứ thế, không một chút đắn đo, tiêu thả phanh mà không kiểm soát, túi tiền của bạn xẹp đi lúc nào chẳng biết. Tiếp theo đó là chuỗi ngày “sống trong sợ hãi”, nào tiền điện, tiền nước, điện thoại rồi cả internet. Với những ai đi làm xa gia đình thì lại thêm cả khoản tiền trọ “đến hẹn lại chạy…lo”.

Học cách tiêu tiền hợp lý

Nhưng “muộn còn hơn không”, bạn hãy học cách tiêu tiền, lập kế hoạch chi tiêu chi tiết; suy nghĩ và cân nhắc trước khi dùng tiền sao cho hợp lý, tích lũy một khoản dự phòng trước những tình huống không mong muốn…

Chớ coi thường những đồng tiền lẻ hay những khoản chi phí nhỏ, vì đến một ngày bạn cộng dồn số tiền đó lại sẽ thành một khoản lớn. Hãy tập thói quen định kỳ rà soát chi tiêu hàng tuần để xác định xem bạn liệu có khoản chi nào không hợp lý vì bất cứ một chỗ rò rỉ nhỏ nào cũng có thể làm chìm một con tàu. Và nếu điều ấy xảy ra thì hãy nghĩ cách “tự phạt” bản thân bằng cách cắt giảm ngay một hạng mục nào đó đã dự kiến để bù vào lỗ hổng nhé.

{keywords}

Đừng xem thường tiền lẻ

Phương pháp cắt giảm chi phí tốt nhất là hãy cất ví đi và đợi: Không gì là không thể đợi đến ngày hôm sau hãy mua ngoài các nhu yếu phẩm cần thiết như thực phẩm, nước uống, thuốc men…

Nếu món hàng đó không làm bạn quá sôi sục với ham muốn sở hữu (đương nhiên phải trong khả năng tài chính của bạn) thì chẳng cần phải mua nữa! Còn nếu vẫn muốn thỏa mãn một chút đam mê mua sắm thì bạn nên đi thẳng đến những buổi sale đồ theo mùa, sale cuối năm hay sale trên mạng thay vì trả giá gốc. Như vậy, bạn có thể tiết kiệm được khối tiền nếu đặt chúng vào tài khoản tiết kiệm và xem chúng nảy nở theo thời gian.

Tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp, chỉ nên dùng theo đúng ý nghĩa của nó: điện, nước hỏng, khám chữa bệnh… là những trường hợp khẩn cấp. Hãy dành một khoản tiết kiệm thật sự phòng khi bất trắc và tiếp tục để dành khi bạn đã vượt qua khó khăn.

Hành động nhỏ, tiết kiệm khoản to

Biến nhà bạn hay công viên thành phòng tập thể dục: Đi bộ và chạy là miễn phí và bạn có thể tập theo các hướng dẫn trên mạng ngay tại nhà. Chỉ cần như vậy cũng đủ để bạn có một cơ thể khỏe đẹp, săn chắc và khỏe luôn cả tài khoản của mình.

{keywords}

Chạy bộ là miễn phí

Hãy duy trì chi phí điện thoại, internet của bạn luôn “trong vùng…kiểm soát”. Cân nhắc và chọn lựa một gói cước phù hợp với nhu cầu sử dụng của chính mình thực sự là giải pháp thông minh và hiệu quả để tiết kiệm tiền.

Chẳng hạn như nếu đang sinh sống tại Hà Nội, chẳng có lý do gì bạn lại không chọn gói cước siêu Thạch Sanh của Vietnamobile dành riêng cho các cư dân Thủ đô nhân ngày giải phóng. Quá kinh tế và tiện dụng khi bạn có thể thoải mái sử dụng dữ liệu tốc độ cao mà chỉ cần trả một khoản phí nhẹ hơn rất nhiều so với các gói cước khác.

Chỉ với mức cước 20.000 đồng/tháng, bạn có thể thỏa sức gọi không giới hạn tới các thuê bao khác của Vietnamobile trên toàn quốc, truy cập internet với tốc độ cao với dung lượng lên đến 1.000MB, lại còn được tặng ngay 15.000 đồng cước phí gọi ngoại mạng mà không có bất cứ quy định nào về thời gian hay đối tượng liên lạc.

{keywords}

Đối với các thuê bao Vietnamobile, chỉ cần bấm *382#OK là đã có thể ngay lập tức được hưởng 3 ưu đãi hấp dẫn này. Đối với khách hàng chưa phải là thuê bao của Vietnamobile, chỉ cần mua sim bất kỳ của Vietnamobile, nạp thẻ tối thiểu 20.000 đồng rồi bấm *382#OK

Anh Vũ