Phiên thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp. 

Theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước xảy ra 126 vụ cháy lớn, chiếm tỷ lệ 0,95%, gây thiệt hại nghiêm trọng, làm chết 35 người, bị thương 92 người, thiệt hại về tài sản khoảng 5.000 tỷ đồng.

{keywords}
Nhiều vấn đề về phòng cháy chữa cháy sẽ được các ĐB góp ý kiến. Ảnh: Minh  Đạt

Trung bình 1 năm xảy ra khoảng 30 vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Cháy lớn tuy chỉ chiếm dưới 1% tổng số vụ nhưng thiệt hại chiếm trên 70% tổng số thiệt hại. Thiệt hại trung bình của 1 vụ cháy lớn khoảng 40 tỷ đồng.

Các loại hình cơ sở xảy ra cháy lớn chủ yếu là cơ sở sản xuất công nghiệp có diện tích nhà xưởng, kho tàng với quy mô lớn, tồn trữ nhiều loại hàng dễ cháy.

Trên cơ sở điều tra nguyên nhân các vụ cháy lớn cho thấy nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy chủ yếu là: Do sự cố hệ thống, thiết bị điện; do sơ xuất, bất cẩn trong sử dụng lửa, khí đốt; do vi phạm an toàn PCCC trong thi công, hàn, cắt kim loại.

Nguyên nhân dẫn đến cháy lớn chủ yếu do việc phát hiện và báo cháy muộn (chiếm hơn 80%). Cháy lớn chủ yếu xảy ra vào ban đêm hoặc ngày nghỉ, lực lượng thường trực mỏng nên khi xảy ra cháy không phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời, khi cháy lan rộng mới báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Ngoài ra, nhiều cơ sở còn tồn tại, vi phạm quy định về PCCC nhưng chưa được chủ cơ sở quan tâm, khắc phục như: Việc bố trí các xưởng sản xuất, nhà kho, văn phòng làm việc, sắp xếp hàng hóa, vật tư vượt quá tải trọng so với thiết kế ban đầu; không tổ chức duy tu, bảo dưỡng định kỳ dẫn đến hư hỏng, không phát huy được hiệu quả báo cháy, chữa cháy ngay từ ban đầu; công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, Cảnh sát PCCC tại một số nơi bị buông lỏng…

Đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan để xảy ra cháy lớn đã bị xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.

Để giải quyết các công trình còn tồn tại vi phạm, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ấn định thời hạn cho chủ đầu tư phải khắc phục các sai phạm và thực hiện việc nghiệm thu về PCCC trước khi đưa người dân vào sinh sống, làm việc.

Công khai danh sách các chủ đầu tư và công trình vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Không xem xét, cấp phép đầu tư các dự án mới cho các chủ đầu tư khi chưa khắc phục các vi phạm đối với các tòa nhà hiện hữu…

Đừng để sân bay Long Thành là di sản ‘bỏ thì thương, vương thì tội'

Đừng để sân bay Long Thành là di sản ‘bỏ thì thương, vương thì tội'

“Dự án này phải là một phần thưởng quý báu, không thể là một di sản 'bỏ thì thương, vương thì tội' trên vai các thế hệ mai sau”, ĐB Trương Trọng Nghĩa lưu ý.

Hương Quỳnh