Tối 29/9, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến đã ký văn bản hướng dẫn về việc công dân vào TP.

Theo đó, từ 8h ngày 30/9 người dân từ các địa phương khác có nhu cầu đi vào Đà Nẵng cần đảm bảo các điều kiện cụ thể.

Người dân đến/về từ các khu vực (tổ/xóm/thôn/ấp…) không có ca mắc trong cộng đồng trong vòng 14 ngày.

Khu vực không phải là nơi cách ly, phong toả. Xã, phường không đang áp dụng Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Khu vực không phải là khu vực nguy cơ cao, nguy cơ rất cao của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19. (truy cập địa chỉ http://bit.ly/vungdich để tham khảo).

{keywords}
Đến cửa ngõ ra, vào TP, người dân xuất trình mã QR đã được cấp, giấy tờ tùy thân và kết quả xét nghiệm trước khi về nơi lưu trú. Ảnh: Hồ Giáp

Cùng với đó, người dân cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu (kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh).

Và cuối cùng, người dân thực hiện đăng ký trực tuyến vào TP Đà Nẵng để được cấp mã QR vào thành phố. Mã QR này thay thế cho khai báo y tế vào Thành phố. Trường hợp tổ chức có nhiều thì mỗi thành viên phải đăng ký để có mã QR. 

Để nhận được mã QR, người dân cần khai báo y tế bằng các cách: Qua ứng dụng “DaNang Smart City”; Zalo “Tổng đài 1022 Đà Nẵng” hoặc truy cập https://khaibaoyte.danang.gov.vn.

Sau khi khai báo y tế, hệ thống sẽ trả về một mã QR. Người khai báo lưu lại mã QR để "check in" tại chốt kiểm soát.

Tại chốt kiểm soát dịch liên ngành cửa ngõ ra, vào TP, người dân xuất trình mã QR đã được cấp khi đăng ký vào TP, kèm theo giấy tờ tùy thân và kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, sau đó di chuyển thẳng về nơi lưu trú đã đăng ký.

Từ 1/10, Bình Định chuyển biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 19

Ngày 29/9, UBND tỉnh Bình Định ban hành Chỉ thị số 18 về việc chuyển biện pháp phòng chống dịch từ áp dụng Chỉ thị 15 sang áp dụng Chỉ thị 19 trên phạm vi toàn tỉnh kể từ 0h00 ngày 1/10.

Thực hiện chủ trương chung của Thủ tướng tại các cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 với các địa phương về thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội trong trạng thái "bình thường mới".

Trên cơ sở đánh giá mức độ nguy cơ dịch bệnh tại tỉnh và đề xuất của Sở Y tế, UBND tỉnh Bình Định ban hành Chỉ thị chuyển biện pháp phòng chống dịch từ áp dụng Chỉ thị 15 sang áp dụng Chỉ thị số 19 thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh kể từ 0h00 ngày 1/10 cho đến khi có thông báo mới.

Theo đó, yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể Nhân dân trong tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tuyệt đối không lơ là, chủ quan; đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội.

Đối với khu vực, địa phương đang thực hiện cách ly, phong tỏa hoặc thiết lập cách ly, phong tỏa khi có ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng, tiếp tục thực hiện nghiêm biện pháp cách ly y tế, “ai ở đâu ở yên đấy” để phòng, chống dịch.

Đối với các khu vực, địa phương còn lại, ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 19, bổ sung một số biện pháp phòng chống dịch của tỉnh ở mức cao hơn.  

UBND tỉnh yêu cầu quán triệt chủ trương của Chính phủ "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" và nguyên tắc “sống chung với Covid-19”...

Đà Nẵng cho tắm biển, mở lại quán cắt tóc, chợ truyền thống từ 30/9

Đà Nẵng cho tắm biển, mở lại quán cắt tóc, chợ truyền thống từ 30/9

Tối 28/9, UBND TP Đà Nẵng ban hành công văn về việc áp dụng một số biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình hiện nay.

Công Sáng - Hồ Giáp