Doanh nhân nữ trong thời kỳ hội nhập

Những năm gần đây, đội ngũ nữ doanh nhân tại Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh về số lượng. Nếu năm 2010, có 85.000 phụ nữ là lãnh đạo doanh nghiệp thì đến năm 2015 đã tăng lên 91.000 người. Trong đó, các công tác điều hành, quản lí trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các tiểu ngành chiếm 60%, lĩnh vực quản lí dịch vụ chiếm 40%.

Đã có nhiều tấm gương về các doanh nhân nữ thành công trên thương trường và tạo lập được những thương hiệu; sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới, trong danh sách tốp 20 nữ doanh nhân giàu có nhất Việt Nam - những người đang nắm những chức vụ chủ chốt tại các công ty, tập đoàn trong nước đang sở hữu tổng tài sản lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

{keywords}
Những lãnh đạo nữ trong Tập đoàn Danko


Tại Tập đoàn Danko, vai trò của lãnh đạo nữ luôn được ban lãnh đạo Tập đoàn coi trọng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, những nữ lãnh đạo cùng với hơn 200 nhân viên là nữ luôn là một phần không thể tách rời. Đại diện tập đoàn cho biết, những cán bộ nhân viên nữ được đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong tập đoàn. Vai trò của nữ doanh nhân đang ngày càng được nâng lên, là một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng doanh nghiệp.

Với vị trí Phó Tổng giám đốc, phụ trách mảng tài chính, bà Trần Thị Thu Thuỷ là một trong những lãnh đạo nữ đang sát cánh cùng ban lãnh đạo trong việc chèo lái con thuyền Danko. Dù là “phái yếu” nhưng bà Thủy luôn giữ tinh thần thép để toàn bộ hoạt động phía sau, ít người biết đến của Danko luôn vận hành một cách chuyên nghiệp.

Trong suốt quá trình công tác, bà Thủy đã nỗ lực không ngừng bởi bà cho rằng: “Thông thường phụ nữ phải cố gắng hơn nam giới thì người ta mới thấy được năng lực quản lý, lãnh đạo. Tuy nhiên, phụ nữ có rất nhiều lợi thế. Chị em thường chăm chỉ, cẩn thận, chu đáo và tập trung hơn nam giới. Đó là những phẩm chất quan trọng để thành công ở bất kỳ vị trí, công việc nào, đặc biệt là trong vai trò lãnh đạo để phát triển doanh nghiệp”.

Gánh nặng trên vai người phụ nữ

Vai trò lãnh đạo luôn đòi hỏi nhiều thời gian vất vả và công sức, nhưng với lãnh đạo nữ thì lại gấp đôi. Bà Thủy cho biết, cân bằng giữa công việc và cuộc sống là mục tiêu chung của mọi doanh nhân, dù thuộc bất kỳ giới tính nào. Tuy nhiên, các bà mẹ làm kinh doanh thì thường phải vất vả trong tham gia điều hành doanh nghiệp và chăm sóc gia đình cùng một lúc. 

Chia sẻ về vai trò của phụ nữ trong quản lý doanh nghiệp, bà Trần Thị Thu Thuỷ cho rằng, trong công việc, phụ nữ có thế mạnh riêng khác nam giới đó chính là sự dịu dàng. Vốn dĩ đã “khéo léo, chắt chiu và bền chí” nên vệc lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh sáng tạo, tiết giảm chi phí và thận trọng hơn, hóa giải được những căng thẳng và xung đột. Là phụ nữ thì quỹ thời gian cho công việc thường eo hẹp hơn so với đàn ông vì vẫn phải chu toàn bổn phận gia đình. Phụ nữ không ăn nhậu được như nam giới, mà các sếp, đồng nghiệp và đối tác lại phần lớn là nam giới, nên có phần hạn chế trong các mối quan hệ.

{keywords}
Bà Trần Thị Thu Thuỷ, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Danko


Mặc dù, có thể “hét ra lửa” ngoài xã hội, nhưng các nữ doanh nhân đều cho rằng, đằng sau thành công của phụ nữ là cả một nghệ thuật. Ngoài đảm đương công việc bên ngoài, phụ nữ hiện nay vẫn không quên vai trò “tề gia” của mình.

Đảm nhiệm một trọng trách khá lớn của tập đoàn, bà Thủy cho rằng, vai trò của những lãnh đạo nữ khá áp lực khi phải đảm bảo hoàn thành công việc để bộ máy hoạt động trơn tru nhưng vẫn phải chăm lo cho gia đình. Rất may mắn, bà được sự ủng hộ của gia đình, mái ấm gia đình chính là niềm động viên giúp chị cảm thấy an tâm hơn.

“Hiện nay, vai trò của người phụ nữ trong công việc ngày càng nâng lên. Bản thân những người phụ nữ cũng cần phải liên tục học hỏi, nâng cao kiến thức để không bị bỏ lại trong cuộc đua khốc liệt”, bà chia sẻ.

Với những người trẻ, bà Thủy đưa ra lời khuyên, mỗi người cần có một sự kiên trì, nhiệt huyết mới có thể thành công được. Khi mới bắt đầu đi làm, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức và cạnh tranh chính vì thế họ cần phải nỗ lực không ngừng, tìm tòi nắm bắt cơ hội, rèn luyện ý chí. Tại Danko, những người trẻ luôn được trân trọng, họ được thể hiện bản thân và cơ hội dành cho tất cả mọi người.

“Thông thường phụ nữ phải cố gắng hơn nam giới thì người ta mới thấy được năng lực quản lý, lãnh đạo. Tuy nhiên, phụ nữ có rất nhiều lợi thế. Chị em thường chăm chỉ, cẩn thận, chu đáo và tập trung hơn nam giới. Đó là những phẩm chất quan trọng để thành công ở bất kỳ vị trí, công việc nào, đặc biệt là trong vai trò lãnh đạo để phát triển doanh nghiệp”, bà chia sẻ.

Có thể khẳng định, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và cộng đồng nữ doanh nhân Việt Nam nói riêng đã và đang khẳng định bản lĩnh, tài năng và sự bền bỉ trong sự nghiệp kinh doanh của mình.

Lệ Thanh