Ngày cha bị kết án, con gái chưa đầy một tuổi, đến nay con đã biết theo mẹ đi thăm nuôi cha. “Tất cả các bạn trong lớp con đều mang đến một bức ảnh gia đình để treo trong phòng học. Chỉ có ảnh của con là không có bố. Con bắt đền” - Phạm nhân Đào Minh Tú (tức Tú “Chiêm”, SN 1972, ở Cầu Giấy, Hà Nội) đang thụ án tù chung thân tại Trại giam Tân Lập (Phú Thọ) rơi lệ khi tâm sự về bi kịch đời mình...
Tuổi thơ cơ cực
Đào Minh Tú sinh ra trong một gia đình nông dân có ba con trai ở phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Câu thành ngữ “tam nam bất phú” đặc biệt đúng với gia cảnh của Tú “Chiêm”. Ký ức tuổi thơ của Tú là những tháng ngày cơ cực, đói nghèo, là những trận cãi vã triền miên về chuyện tiền nong giữa cha và mẹ.
Tú không hiểu được vì sao mẹ mình tảo tần, nhịn nhục như thế lại vẫn bị cha chửi mắng không tiếc lời. Năm Tú lên 6 tuổi, một chiều tan học trở về nhà Tú thấy mẹ nằm khóc như nhà có đám, người cha đã phụ bạc mẹ con Tú đi tìm thú vui cho riêng mình.
Từ đó gánh nặng áo cơm đè nặng lên đôi vai gầy guộc của mẹ Tú. Hàng ngày bà phải lam lũ thức khuya dậy sớm với gánh hàng rong nuôi ba đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. Thương mẹ, Tú và anh trai đã phải bỏ học sớm để dành tiền cho em út được học hành. Tuổi còn niên thiếu, dáng người nhỏ bé còi cọc nhưng ngày nào Tú đã phải làm cả những công việc nặng nhọc như một lao động chính để kiếm tiền đỡ đần cho mẹ.
Do nghèo đói, lang thang, không được giáo dục đầy đủ nên cả ba anh em Tú “Chiêm” đều sa chân vào tội phạm và tệ nạn. Anh trai và em út của dính ma túy rồi sớm qua đời, chỉ còn Tú là niềm an ủi và hy vọng duy nhất của người mẹ bất hạnh. Nhưng tương lai của Tú cũng chẳng sáng sủa gì, thời trẻ hắn ta ăn cơm tù nhiều hơn cơm nhà vì đủ loại tội trộm cắp, gây rối, thương tích...
Biệt danh “Tú Chiêm”, “thằng tù” như một minh chứng cho tội lỗi và bất hảo khiến hắn ra đường không dám ngẩng mặt nhìn ai. Sau khi mãn hạn tù, năm 30 tuổi Tú làm đám cưới với Nguyễn Thị M - một cô gái tần tảo, đảm đang kém hắn ta 1 tuổi. Cưới năm trước, năm sau vợ Tú mang bầu rồi sinh con gái. Từ tuổi thơ thiếu thốn, bất hạnh của mình, Tú luôn nhủ lòng quyết chí làm ăn lương thiện, để con mình sinh ra được hạnh phúc bằng bạn bằng bè, để mẹ già được sống an nhàn sau bao đắng cay bất hạnh.
Một phút hung hăng, cả đời ân hận
Nhưng khát vọng hoàn lương của Tú đã “đứt gánh giữa đường” vào một buổi tối cuối năm 2004, Tú chở vợ con đến dự khai trương quán bia của một người bạn. Trong lúc ngà ngà say, Tú có việc đột xuất ra ngoài. Xong việc, hắn quay lại thì chị M đã đưa con về trước vì lúc đó con gái Tú chưa đầy 1 tuổi. Trên đường về nhà, tình cờ Tú nhặt được một con dao díp liền đút vào túi, dù khi đó chẳng nghĩ sẽ để làm gì. Tú “Chiêm” không ngờ, con dao đó đã góp phần đẩy hắn vào vòng lao lý.
Trong hơi men, xe của Tú va quệt với một ô tô, Tú rút dao díp đe dọa nhưng người phụ nữ ngồi trong xe không mở cửa. Tú lên xe đi tiếp thì lại va xe vào một cậu bé. Nhìn điệu bộ hung hãn của Tú, dù không hề có lỗi nhưng thiếu niên vẫn quỳ xuống xin tha mạng. Xe của Tú lại tiếp tục tông vào một tài xế xe ôm chở một khách “Tây”.
Là người có lỗi nhưng Tú đã xông vào uy hiếp vị khách nước ngoài ngồi sau. Đúng lúc đó, anh Trần Anh Quang (20 tuổi, ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) tới can ngăn bị Tú xỉa dao vào ngực. Nạn nhân bỏ chạy vào một quán giải khát thì tử vong.
TAND TP.Hà Nội tuyên án tử hình. Tú kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng bị bác đơn. Hôm tòa phúc thẩm tuyên án, bà mẹ chỉ nấc lên một tiếng rồi quỵ xuống ngất xỉu. Người vợ trẻ của Tú thì xanh rớt như tàu lá, lập cập chạy theo dúi vào tay chồng túi ni lông đựng vài cái bánh mì.
Biết rõ tội trạng của mình, linh cảm mình sẽ bị “dựa cột” nên Tú gắng bình tĩnh dặn dò vợ thay mình chăm sóc mẹ già, con dại. Rồi vợ chồng nhìn nhau nước mắt chứa chan như thời khắc sinh ly tử biệt. Cái khoảnh khắc kinh hoàng đó đến giờ vẫn hằn sâu vào tâm khảm Tú.
Khao khát ngày về...
Trở về buồng biệt giam trong nỗi tuyệt vọng cùng cực, Tú hoảng sợ khi nghĩ mình sẽ chết mà chưa làm gì báo đáp công ơn mẹ, đền đáp ân tình cho vợ. Nghĩ tới mẹ, vợ và đứa con thơ, Tú đã nhiều lần viết thư xin ân xá với niềm khát khao được sống, khát khao phục thiện. Số phận mỉm cười với Tú khi hắn được giảm án từ tử hình xuống chung thân và được chuyển đến chấp hành án tại Trại giam Tân Lập. Tú tích cực cải tạo với tâm niệm, quyết không gắn cả đời mình ở nơi này.
Tú “Chiêm” nghẹn ngào tâm sự: Ngày hắn ta phạm tội và bị bắt, cô con gái bé bỏng chưa đầy 1 tuổi. Hơn sáu năm đã trôi qua, con gái Tú giờ đã học lớp 2, đã biết cùng mẹ đi thăm nuôi cha, líu lo kể cha nghe biết bao điều hay chuyện lạ mà con được học ở trường. Nhưng có một câu chuyện khiến con tim Tú nhói đau mà chẳng biết giải thích thế nào để không làm tổn thương tâm hồn ngây thơ trong trẻo của con gái. “Bố ơi tất cả các bạn trong lớp con đều mang đến một bức ảnh gia đình để treo trong phòng học. Chỉ có ảnh của con là không có bố. Con bắt đền”.
Càng thương con, Tú càng yêu và biết ơn người vợ tảo tần chung thủy của mình. Ngày Tú bị bắt, M., vợ Tú tuổi đang xoan, nhiều người đoán rồi cô ấy cũng sẽ bỏ cha con Tú đi tìm hạnh phúc mới như nhiều người vợ tử tù khác. Trong thâm tâm, Tú nhủ lòng rằng nếu M không thể cam lòng chờ đợi suốt đời một người chồng tù tội thì hắn cũng không nỡ trách.
Thế nhưng, niềm tin chồng sẽ sớm được mãn hạn trở về đã khiến M. quyết tâm chờ đợi, hết lòng chèo lái kinh tế gia đình, một mình phụng dưỡng mẹ chồng và nuôi con nhỏ. Ân nghĩa của người vợ hiền đã khiến Tú cảm kích và càng cố gắng cải tạo tốt để có ngày được trở về, thỏa mãn ước mơ nhỏ bé của con gái là được chụp một bức ảnh có cả cha và mẹ.
Từng nếm trải cảm giác của người từ cõi chết được trở về, hơn bao giờ hết Tú đã cảm nhận sâu sắc về giá trị của sự sống, tự do và lương thiện. Chính những giá trị ấy đã kéo cựu tử tù này về con đường hoàn lương. Sự khoan hồng của pháp luật đã cứu rỗi con người Tú và ước vọng về một gia đình đoàn viên chỉ thành sự thật với những người biết đứng dậy sau những lỗi lầm.
Theo Pháp luật Việt Nam
Tuổi thơ cơ cực
Đào Minh Tú sinh ra trong một gia đình nông dân có ba con trai ở phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Câu thành ngữ “tam nam bất phú” đặc biệt đúng với gia cảnh của Tú “Chiêm”. Ký ức tuổi thơ của Tú là những tháng ngày cơ cực, đói nghèo, là những trận cãi vã triền miên về chuyện tiền nong giữa cha và mẹ.
Tú không hiểu được vì sao mẹ mình tảo tần, nhịn nhục như thế lại vẫn bị cha chửi mắng không tiếc lời. Năm Tú lên 6 tuổi, một chiều tan học trở về nhà Tú thấy mẹ nằm khóc như nhà có đám, người cha đã phụ bạc mẹ con Tú đi tìm thú vui cho riêng mình.
Từ đó gánh nặng áo cơm đè nặng lên đôi vai gầy guộc của mẹ Tú. Hàng ngày bà phải lam lũ thức khuya dậy sớm với gánh hàng rong nuôi ba đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. Thương mẹ, Tú và anh trai đã phải bỏ học sớm để dành tiền cho em út được học hành. Tuổi còn niên thiếu, dáng người nhỏ bé còi cọc nhưng ngày nào Tú đã phải làm cả những công việc nặng nhọc như một lao động chính để kiếm tiền đỡ đần cho mẹ.
Do nghèo đói, lang thang, không được giáo dục đầy đủ nên cả ba anh em Tú “Chiêm” đều sa chân vào tội phạm và tệ nạn. Anh trai và em út của dính ma túy rồi sớm qua đời, chỉ còn Tú là niềm an ủi và hy vọng duy nhất của người mẹ bất hạnh. Nhưng tương lai của Tú cũng chẳng sáng sủa gì, thời trẻ hắn ta ăn cơm tù nhiều hơn cơm nhà vì đủ loại tội trộm cắp, gây rối, thương tích...
Biệt danh “Tú Chiêm”, “thằng tù” như một minh chứng cho tội lỗi và bất hảo khiến hắn ra đường không dám ngẩng mặt nhìn ai. Sau khi mãn hạn tù, năm 30 tuổi Tú làm đám cưới với Nguyễn Thị M - một cô gái tần tảo, đảm đang kém hắn ta 1 tuổi. Cưới năm trước, năm sau vợ Tú mang bầu rồi sinh con gái. Từ tuổi thơ thiếu thốn, bất hạnh của mình, Tú luôn nhủ lòng quyết chí làm ăn lương thiện, để con mình sinh ra được hạnh phúc bằng bạn bằng bè, để mẹ già được sống an nhàn sau bao đắng cay bất hạnh.
Ảnh minh họa |
Nhưng khát vọng hoàn lương của Tú đã “đứt gánh giữa đường” vào một buổi tối cuối năm 2004, Tú chở vợ con đến dự khai trương quán bia của một người bạn. Trong lúc ngà ngà say, Tú có việc đột xuất ra ngoài. Xong việc, hắn quay lại thì chị M đã đưa con về trước vì lúc đó con gái Tú chưa đầy 1 tuổi. Trên đường về nhà, tình cờ Tú nhặt được một con dao díp liền đút vào túi, dù khi đó chẳng nghĩ sẽ để làm gì. Tú “Chiêm” không ngờ, con dao đó đã góp phần đẩy hắn vào vòng lao lý.
Trong hơi men, xe của Tú va quệt với một ô tô, Tú rút dao díp đe dọa nhưng người phụ nữ ngồi trong xe không mở cửa. Tú lên xe đi tiếp thì lại va xe vào một cậu bé. Nhìn điệu bộ hung hãn của Tú, dù không hề có lỗi nhưng thiếu niên vẫn quỳ xuống xin tha mạng. Xe của Tú lại tiếp tục tông vào một tài xế xe ôm chở một khách “Tây”.
Là người có lỗi nhưng Tú đã xông vào uy hiếp vị khách nước ngoài ngồi sau. Đúng lúc đó, anh Trần Anh Quang (20 tuổi, ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) tới can ngăn bị Tú xỉa dao vào ngực. Nạn nhân bỏ chạy vào một quán giải khát thì tử vong.
TAND TP.Hà Nội tuyên án tử hình. Tú kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng bị bác đơn. Hôm tòa phúc thẩm tuyên án, bà mẹ chỉ nấc lên một tiếng rồi quỵ xuống ngất xỉu. Người vợ trẻ của Tú thì xanh rớt như tàu lá, lập cập chạy theo dúi vào tay chồng túi ni lông đựng vài cái bánh mì.
Biết rõ tội trạng của mình, linh cảm mình sẽ bị “dựa cột” nên Tú gắng bình tĩnh dặn dò vợ thay mình chăm sóc mẹ già, con dại. Rồi vợ chồng nhìn nhau nước mắt chứa chan như thời khắc sinh ly tử biệt. Cái khoảnh khắc kinh hoàng đó đến giờ vẫn hằn sâu vào tâm khảm Tú.
Khao khát ngày về...
Trở về buồng biệt giam trong nỗi tuyệt vọng cùng cực, Tú hoảng sợ khi nghĩ mình sẽ chết mà chưa làm gì báo đáp công ơn mẹ, đền đáp ân tình cho vợ. Nghĩ tới mẹ, vợ và đứa con thơ, Tú đã nhiều lần viết thư xin ân xá với niềm khát khao được sống, khát khao phục thiện. Số phận mỉm cười với Tú khi hắn được giảm án từ tử hình xuống chung thân và được chuyển đến chấp hành án tại Trại giam Tân Lập. Tú tích cực cải tạo với tâm niệm, quyết không gắn cả đời mình ở nơi này.
Tú “Chiêm” nghẹn ngào tâm sự: Ngày hắn ta phạm tội và bị bắt, cô con gái bé bỏng chưa đầy 1 tuổi. Hơn sáu năm đã trôi qua, con gái Tú giờ đã học lớp 2, đã biết cùng mẹ đi thăm nuôi cha, líu lo kể cha nghe biết bao điều hay chuyện lạ mà con được học ở trường. Nhưng có một câu chuyện khiến con tim Tú nhói đau mà chẳng biết giải thích thế nào để không làm tổn thương tâm hồn ngây thơ trong trẻo của con gái. “Bố ơi tất cả các bạn trong lớp con đều mang đến một bức ảnh gia đình để treo trong phòng học. Chỉ có ảnh của con là không có bố. Con bắt đền”.
Càng thương con, Tú càng yêu và biết ơn người vợ tảo tần chung thủy của mình. Ngày Tú bị bắt, M., vợ Tú tuổi đang xoan, nhiều người đoán rồi cô ấy cũng sẽ bỏ cha con Tú đi tìm hạnh phúc mới như nhiều người vợ tử tù khác. Trong thâm tâm, Tú nhủ lòng rằng nếu M không thể cam lòng chờ đợi suốt đời một người chồng tù tội thì hắn cũng không nỡ trách.
Thế nhưng, niềm tin chồng sẽ sớm được mãn hạn trở về đã khiến M. quyết tâm chờ đợi, hết lòng chèo lái kinh tế gia đình, một mình phụng dưỡng mẹ chồng và nuôi con nhỏ. Ân nghĩa của người vợ hiền đã khiến Tú cảm kích và càng cố gắng cải tạo tốt để có ngày được trở về, thỏa mãn ước mơ nhỏ bé của con gái là được chụp một bức ảnh có cả cha và mẹ.
Từng nếm trải cảm giác của người từ cõi chết được trở về, hơn bao giờ hết Tú đã cảm nhận sâu sắc về giá trị của sự sống, tự do và lương thiện. Chính những giá trị ấy đã kéo cựu tử tù này về con đường hoàn lương. Sự khoan hồng của pháp luật đã cứu rỗi con người Tú và ước vọng về một gia đình đoàn viên chỉ thành sự thật với những người biết đứng dậy sau những lỗi lầm.
Theo Pháp luật Việt Nam