- Thực tế, đây là công đoạn phơi miến ở hai xã từ lâu nổi tiếng với nghề làm miến dong, xã Minh Khai và Dương Liễu (Hoài Đức – Hà Nội), với công đoạn phơi miến bên những vệ đường giao thông bụi mù.
Miến ướt làm ra được phơi khắp ngõ ngách, cánh đồng, bãi đất trống chưa đủ, các hộ sản xuất miến ở Minh Khai, Dương Liễu mang ra phơi ở cả ven các con đường bụi mù chạy qua địa bàn. Tận mục sở thị những kiểu phơi miến bẩn ở đây không khỏi rùng mình vì đây là món ăn hàng ngày phổ biến của người Việt.
Khi vừa được làm xong, miến thường rất ướt và dính, nên cực kỳ bắt bụi bẩn. Sau khi miến khô, kể cả nếu người sử dụng rửa hay trụng miến qua nước sôi thì vẫn không thể loại bỏ hết bụi bẩn đã dính vào. Một lượng không nhỏ bụi và các chất bẩn độc hại do đó sẽ được hấp thụ vào cơ thể người ăn miến.
|
Là một trong những nơi cung cấp sản lượng miến lớn của cả nước, nên đến các xã Minh Khai, Dương Liễu đâu cũng thấy phên phơi miến, đặc biệt những ngày thời tiết nắng. |
|
Thứ phẩm, thành phẩm được vô tư phơi tràn ra mặt đường giao thông. |
|
Các con ngõ nhỏ đều được tận dụng cho công đoạn phơi miến. |
|
Không hề quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, phên miến được phơi bất kể chỗ nào trống, kể cả ở bãi rác, nơi bùn lầy nước đọng. |
|
Các phên miến được đặt trực tiếp trên đống than. |
|
Ô tô tải chạy làm bụi mù liên tục trên đường, nhưng miến ướt vẫn được phơi ngay sát cạnh. Chỉ cần so mầu mẻ miến mới phơi và phơi được một buổi cũng thấy đen hơn hẳn vì dính bụi bẩn.
|
|
Công đoạn “tẩm bụi” được thực hiện trên đường đê tấp nập các loại phương tiên giao thông, đặc biệt nhiều xe tải. |
|
Dẻo và ẩm, những phên miến này có độ bám bụi cực cao. |
|
Với đủ loại phương tiện giao thông chạy suốt ngày, những phên miến hứng lượng bụi không nhỏ. |
|
Đường giao thông nối với huyện Phúc Thọ mới khánh thành đã trở thành “sân phơi” miến mới cho người dân trong xã. |
|
Ngay cả người dân làng nghề miến cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất xả thải được xả bừa bãi khiến các con kênh mương đều đen kịt và nồng nặc mùi hôi thối. |
|
Những ao chuôm trong làng bị lấp kín bởi rác sản xuất, sinh hoạt. |