Theo PGS.TS Mai Tất Tố, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội, triệu chứng rõ rệt của bệnh trĩ là chảy máu và sa búi trĩ. Sa búi trĩ còn có tên gọi khác là bệnh lòi dom hay lòi búi trĩ. Sa búi trĩ thường xảy ra sau một thời gian đi cầu có chảy máu.
Sa búi trĩ sau khi hình thành, có thể phát triển nhanh chóng sang cấp độ nặng và không thể tự khỏi. Cơ thể sẽ bị thiếu máu nếu tình trạng sa búi trĩ và đi ngoài ra máu tươi kéo dài. Các búi trĩ phát triển gây chèn ép lên các mạch máu khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, các tế bào hậu môn không được cung cấp đầy đủ oxi và máu, diễn ra lâu ngày có thể khiến hậu môn bị hoại tử và biến chứng sang ung thư. Đặc biệt, sa búi trĩ có thể dẫn đến tình trạng áp xe hậu môn, xuất huyết, ổ mũ tích tụ thâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng…
Có nhiều biện pháp đẩy lùi bệnh trĩ khác nhau. Có thể phân loại thành điều trị nội khoa (dùng thuốc) và điều trị can thiệp (phẫu thuật, thủ thuật).
Trong khi phẫu thuật là biện pháp cuối cùng khi tình trạng trĩ đã quá nặng (trĩ độ 3, 4), thì các phương pháp điều trị nội khoa, dùng thuốc lại rất được chuyên gia khuyến cáo ở giai đoạn đầu như trĩ độ 1, độ 2, trĩ ngoại, và phòng tái phát sau khi phẫu thuật trĩ. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị ngay bằng thuốc cho hiệu quả tốt và tiết kiệm được chi phí.
Thông thường sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng 1 số loại thuốc tân dược dạng uống và tác dụng tại chỗ (mỡ bôi, thuốc đặt). Các loại thuốc này cho tác dụng giảm đau, chống viêm sưng và co mạch cầm máu nhanh, nhưng tác dụng không mong muốn nhiều và chỉ được dùng trong thời gian ngắn.
Trong khi đó, đa phần mọi người vẫn nghĩ rằng, điều trị trĩ nói riêng và bệnh nói chung bằng Đông dược thì thường có tác dụng chậm, thời gian điều trị dài.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thùy Dương - Phó Trưởng bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội chia sẻ, đa số các dược liệu có tính chất ôn hòa hơn, thời gian điều trị cũng thường kéo dài nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Vẫn có những dược liệu có tác dụng khá là nhanh, khá là mạnh và có thể sử dụng để điều trị triệu chứng cấp tính.
Theo báo cáo IMS, Tottri - thuốc trị trĩ nổi tiếng của Traphaco nguồn gốc thảo dược, nhiều năm đứng vị trí số 1 thị trường, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng sử dụng nhờ các tiêu chí: tác dụng nhanh mạnh, an toàn khi dùng dài ngày được kiểm chứng bằng nghiên cứu khoa học.
Tottri bắt nguồn từ công thức gia truyền nhiều đời của gia đình PGS.TS Mai Tất Tố - trường Đại học Dược Hà Nội, được phát triển dựa trên nền tảng: trị bệnh trị từ căn nguyên.
Sản phẩm được kiểm chứng hiệu quả tại Đại học Dược Hà nội cho tác dụng nhanh - mạnh, tương đương thuốc tân dược. Tottri đặc biệt tác dụng giảm viêm, giảm phù nề (co búi trĩ).
Thuốc Tottri được chỉ định cho các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại.
Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn dẫn đến nhập viện. Bệnh có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là 30- 60 tuổi. Ước tính có đến 50% số người từ 50 tuổi trở lên bị trĩ ít nhất là một lần trong đời. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: cán bộ văn phòng, lái xe và nam giới uống rượu, bia nhiều. Ngoài ra, những người bị táo bón mạn tính cũng hay mắc bệnh trĩ. |
Nhật Huy