Sắc phong (gọi đầy đủ là đạo sắc phong) xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15, dưới triều nhà Lê, được xác nhận bằng ấn, triện của nhà vua, là loại văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình đền trong tín ngưỡng làng xã của người Việt. Các văn bản này thường làm bằng loại vải hay giấy đặc biệt. Các loại sắc phong thường thấy:

Sắc phong chức tước: là loại sắc phong do nhà vua các triều đại phong kiến dùng để phong chức tước cho các quan lại, quý tộc, người có công… Loại này không còn nhiều và thường do các gia đình dòng họ lưu giữ nên không phổ biến ra công chúng.

Sắc phong thần: là loại sắc phong dùng để xác nhận phong thần, do nhà vua các triều đại phong kiến phong tặng và xếp hạng cho các vị thần được thờ cúng trong các đình làng (Thành hoàng…).

sacphong.jpg

Hầu như các đình làng của người Việt đều được các triều đại nối tiếp nhau ban sắc phong. Đây là cổ vật giá trị, mặc dù đã bị mất số lượng đáng kể nhưng còn lại đến nay khá lớn và thường được bảo tồn trong các kiến trúc tín ngưỡng của làng, xã.

Đối tượng được phong tặng thường là: nhân vật lịch sử có công với nước, thường gọi là nhân thần và các thần linh trong tín ngưỡng dân gian như nhân vật huyền thoại, vật linh, các hiện tượng thiên nhiên…

Nhân vật trên sắc phong thần cũng có thể là những người dân bình thường nhưng có công khai hoang lập làng, truyền dạy nghề thủ công hoặc có công đức với cộng đồng… gắn liền với lịch sử làng xã cổ truyền. Hoặc thậm trí có nhiều làng, người được phong thần làm thành hoàng chỉ là một người rất bình thường.

Trong các sắc phong thần còn phản ánh quyền uy tối thượng của Nhà Vua, thể hiện Nhà Vua là con trời xuống dân gian để cai quản con dân nên không chỉ trị vì muôn dân trong thế trần tục mà còn cai quản cả thế giới thần linh, kết hợp với các tín ngưỡng và đời sống tâm linh (Thành hoàng, Tổ tiên, Vật linh, Tổ sư, Sùng bái thiên nhiên…).

Cùng với các loại văn bản và thư tịch cổ, sắc phong được xem như một loại văn bản chính thống của nhà nước phong kiến.

Để phát huy giá trị của Đạo sắc phong, với tư cách là một loại hình tài liệu lưu trữ quý, hiếm, có giá trị về nhiều mặt, rất cần được giữ gìn bảo vệ, bởi nó không chỉ là những hiện vật giàu tính khoa học, mà còn là một vật thể thiêng liêng trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân các làng xã Việt Nam.

Mấy năm trước, sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của Thành phố, sắc phong của triều đại phong kiến Việt Nam là một loại hình tài liệu thuộc diện lưu trữ vĩnh viễn, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại điều 3 Quyết định số 2659, Hội đồng đã xác định tài liệu lưu trữ quý, hiếm đã xem xét, thẩm định báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định công nhận 554 Đạo sắc phong tại 63 cơ sở thờ tự (thuộc các quận, huyện: Long Biên, Đông Anh, Gia Lâm, Phú Xuyên, Hoài Đức) đủ điều kiện, tiêu chuẩn được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm trên địa bàn Thành phố (đợt 3).

Đạo sắc phong là linh hồn của cơ sở thờ tự có từ khoảng thế kỷ XV (triều nhà Lê Sơ). Đạo sắc phong bản gốc, bản chính được xác định thông qua các đặc điểm như: Con dấu đóng (màu đỏ gồm các chữ: Sắc mệnh chi bảo) của nhà Vua mang nội dung công nhận có tính pháp lý, chữ viết, hoa văn, chất liệu giấy. Bên cạnh đó, sắc phong còn thể hiện quyền lực của triều đình đối với các làng, xã. Cùng với các loại văn bản và thư tịch cổ như chiếu, chỉ, hịch, gia phả, châu bản… Đạo sắc phong được xem như là một loại văn bản pháp quy chính thống của nhà nước phong kiến.

{keywords}
Cùng với các loại văn bản và thư tịch cổ, sắc phong được xem như một loại văn bản chính thống của nhà nước phong kiến.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có khoảng trên 2.100 sắc phong. Sắc phong là loại hình văn bản hành chính cấp cao của vương triều, do các vị vua ban bố.

Sắc phong triều Nguyễn về cơ bản có hai loại gồm sắc phong nhân vật và sắc phong thần (thiên thần, nhiên thần, nhân thần).

Sắc phong nhân vật là loại hình văn bản hành chính do Hoàng đế ban phong về phẩm hàm, tước vị cho các quan lại của triều đình, thăng thưởng hàm tước, ban tặng hoặc truy tặng thụy hiệu cho ông bà, cha mẹ của những quan viên có công trạng.

Sắc phong thần là do Hoàng đế phong tặng và xếp hạng cho các vị thần được thờ cúng trong các đình làng, di tích. Hiện nay, loại hình sắc phong thần hiện hữu ở phần lớn các làng xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Sắc phong thần linh là một loại hình tư liệu quý của làng xã, gắn liền với lịch sử và đời sống tâm linh của người dân. Sắc phong có tính độc bản, được ban cấp vào một thời điểm cụ thể nên nội dung sắc phong có tính chính xác gần như tuyệt đối.

Đây là nguồn tư liệu chuẩn xác nhất giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự thay đổi các địa danh và đơn vị hành chính của các làng xã. Ngoài ra, sắc phong của mỗi triều đại cũng mang những giá trị về nghệ thuật thể hiện qua họa tiết, chữ viết, ấn triện, cách hành văn…

Các sắc phong triều Nguyễn phần lớn được làm từ chất liệu giấy long đằng, vì vậy khi phục hồi phải dùng loại giấy dó với đặc tính mềm, dai, làm bằng chất liệu tự nhiên mới phù hợp. Trước đây các sắc phong thường được cho vào ống tre, nứa treo lên ở khu vực hậu cung của ngôi điện. 

Do biến đổi của lịch sử, các sắc phong được cất giữ ở nhiều nơi khác nhau, có khi được mang về cất tại nhà của những vị trông nom điện thờ nhằm đề phòng thất lạc.

Tuy nhiên, trước tình trạng ăn trộm cổ vật tại nhiều nơi thờ tự, trong đó có các đạo sắc phong, cùng với việc bảo quản không khoa học trước những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết đã khiến cho nhiều đạo sắc phong bị rách nát, hư hỏng nặng hoặc biến mất.

Tuy nhiên, chính do số lượng sắc phong lớn sợ bị mất trộm nên người dân trong làng đã bàn bạc, thống nhất phải cất giữ cận thận trong nhiều lớp bảo vệ.

Một cái hộc bằng ximăng kiên cố được xây dựng ngay trong đình làng, các sắc phong được cuộn lại cho vào túi nylon bỏ trong một chiếc hòm tôn khóa lại và được đặt trong chiếc hộc.

Những câu chuyện về các sắc phong bị hư hại một cách đáng tiếc xảy ra ở nhiều điểm di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Hiện các sắc phong tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na, phường Hương An, thị xã Hương Trà đều bị hư hại ở mức độ khác nhau, có những sắc phong bị hư hại đến 70%.

Trước thực trạng này, những năm qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã giúp đỡ nhiều ngôi làng trên địa bàn tỉnh trong việc phục hồi, tư vấn bảo quản, số hóa nhằm lưu giữ nguồn di sản tư liệu Hán Nôm quý trong dân gian.

Năm 2019, trong quá trình đi thực địa sưu tầm và số hóa văn bản Hán Nôm, cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã hỗ trợ phục chế các bản sắc phong bị hư hại tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na, cũng như sao in các bản sắc phong để treo trên tường, phục vụ người dân và du khách đến chiêm bái có cơ hội tìm hiểu.

Sáu bản sắc phong gốc tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na sau khi phục chế xong hiện đang được bảo quản một cách khoa học nhằm hạn chế hư hại theo thời gian.

Không được may mắn như các sắc phong tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na, hàng chục sắc phong tại đình làng Cổ Bưu đã bị hư hỏng hoàn toàn, không có khả năng phục chế lại do quá trình cất giữ bảo quản thiếu khoa học.

Theo các nhà bảo tồn, để phục hồi các sắc phong bị hư hại, trước hết cần thực hiện công đoạn bóc tách các mảnh rách vụn của sắc phong và tiến hành vệ sinh khử mốc.

Sau đó, các mảnh vụn được sắp xếp tỉ mỉ theo vị trí nguyên bản, trước khi chuyển toàn bộ sắc phong sang nền giấy dó đã được phủ một lớp bột hồ đặc biệt để kết dính với nhau.

Do tính chất công việc đòi hỏi về độ chính xác cao nên việc phục chế một sắc phong thường phải kéo dài trong nhiều ngày mới hoàn thiện.

Nhằm góp phần chung tay trong việc lưu giữ, bảo tồn những đạo sắc phong đang lưu giữ tại nhiều điểm di tích, những năm qua Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp với các đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình khảo sát, sưu tầm, dịch thuật, tổng hợp hệ thống nhằm phục vụ cho công tác số hóa các sắc phong hiện còn.

Chính điều này đã giúp cho nhiều ngôi làng có cơ hội phục hồi phiên bản sắc phong trong trường hợp bị mất trộm hay hư hỏng do nhiều nguyên nhân.

Hồng Liên

Ảnh: Đức Yên