Sách in những chiêu dạy trẻ em cách gian lận |
Tuy nhiên, với bản tiếng Việt, cuốn thứ nhất giới thiệu "những điều vu vơ nhưng cần phải biết" có trang xuất hiện một điều “cần phải biết” khác hẳn với những nội dung khác: Làm thế nào để gian lận?
Như các câu hỏi khác, câu hỏi này được trả lời bằng những phương thức gian lận rất rõ ràng, dễ hiểu và cụ thể như:
Thu tất cả các câu trả lời vào máy thu âm và nói với cô giáo rằng bạn đang cố giảm bớt căng thẳng bằng cách nghe nhạc qua tai nghe.
Viết đáp án lên tay áo của bạn.
Một số cách gian lận khá tinh vi cũng được viết rõ:
Dán bìa sách giáo khoa lên bìa sách hướng dẫn giải bài tập và dùng nó như sách giáo khoa.
Kết bạn với một bạn học khác lớp, người đã làm bài kiểm tra ấy trước đó.
Giả vờ ngất xỉu…
Chị Nguyễn Anh Thư (Hà Nội) và một số phụ huynh khác sửng sốt, không hiểu vì sao nội dung này lại được coi là những kiến thức cho thiếu nhi. Trong khi đó, việc giáo dục con không gian lận trong học tập và thi cử đang là vấn đề khiến họ đau đầu.
Cuốn sách còn có những nội dung khá lạ như Cách chọc giận một ai đó. Đọc những cách chọc giận này, thoạt đầu có thể thấy rất hài hước, nhưng trong đời thực, đó có thể coi là cách giao tiếp thiếu lịch sự:
Hét to những con số ngẫu nhiên trong khi họ đang đếm số.
Huýt sáo vào tai họ. Khi họ yêu cầu bạn dừng lại, hãy ợ vào tai họ.
Chĩa cái điều khiển từ xa vào mặt họ và ấn nút “stop” (tắt hoặc dừng) bất cứ khi nào họ bắt đầu nói.”
Những cách này có thể khiến cho người khác bẽ mặt: “Giả vờ lau nước bọt trên mặt bạn bất cứ khi nào họ nói chuyện với bạn.
Ở cuốn sách thứ 2, các dịch giả giới thiệu đến trẻ con cách giải thích lời thầy cô rất lạ lùng ở phần giáo viên muốn nói gì”. Theo đó, “chào các em!” có nghĩa là “Các em đừng ném cái gì vào người tôi đấy".
Bộ sách được giới thiệu thuộc hàng những cuốn sách bán chạy nhất với hơn 1 triệu bản đã bán trên thế giới và tái bản nhiều lần ở Anh, Mỹ cùng một số nước khác.
Bộ sách “Kiến thức cho thiếu nhi” từ 6-12 tuổi gồm 3 tập được giới thiệu thuộc hàng những cuốn sách bán chạy nhất với hơn 1 triệu bản đã bán trên thế giới và tái bản nhiều lần ở Anh, Mỹ cùng một số nước khác. Hai tác giả nước ngoài của cuốn thứ nhất là Matthew Morgan và Samatha Barnes.
Chị Ngọc Nương, một phụ huynh có con đang học lớp 3 cho hay, khi biên dịch cuốn sách này, để phù hợp với văn hóa, lối sống của người Việt Nam, có lẽ những cách ứng xử như thế này nên được lọc bỏ hoặc có thêm những lời chú thích như "Nên" hay "Không nên". Tuy nhiên, đã qua một lần tái bản, những nội dung này vẫn được giữ nguyên.
- Nguyễn Hường