Thưởng tết bèo bọt, giá cả leo thang khiến các bà nội trợ đau đầu tính cách tiết kiệm chi tiêu tết. Săn hàng giảm giá, mua chung, mua tận gốc, về quê sắm tết, tự chế biến... là những chiêu mà bà nội trợ rỉ tai nhau để thu vén cho được một cái tết ấm cúng.
Đồ quê ngon rẻ
Ra Hà Nội đã hơn 10 năm song chị Quách Thu Thủy, No6 Trung Hòa, Nhân Chính vẫn có thói quen nhờ bố mẹ mua thực phẩm từ quê gửi xuống.
Tết đến, vợ chồng chị Thủy về quê nội ăn tết song từ trước tết cả tháng, chị đã nhận “đặt hàng” của hàng xóm, đồng nghiệp cùng cơ quan về gà, thịt lợn, rau củ quả để nhờ bố mẹ trên quê gom hộ.
Chị Thủy kể: “Tết đến, mọi người lại nhờ, người thì dăm con gà, người chục cân rau. Có mấy chị cùng cơ quan nhờ mua nguyên một con lợn để chia nhau nên mình phải ghi hết lại nhờ bố mẹ gom giúp”.
Chị Hằng, hàng xóm của chị Thủy, cho biết: “Mỗi năm tết đến giá cả thường tăng cao, chưa kể những ngày giáp tết mua thực phẩm cho tươi thì bị ép giá. Nhờ gia đình chị Thủy ở quê mua giúp, đã đặt tiền rồi nên có khi tận ngày 28, 29 âm lịch mới gửi xuống hoặc mấy gia đình đánh một chuyến xe lên chở tất cả về. Ăn tết ngon lành, rẻ được đáng kể mà lại vui”.
Cũng như chị Thủy, năm nay “đơn hàng” của chị Nguyễn Thị Dương ở Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội chồng chất. Họ hàng bên nội, hàng xóm, đồng nghiệp biết chị quê Hà Giang và có xe chuyển hàng xuống Hà Nội hàng tuần nên đã nhờ chị thu gom đủ thứ, từ hàng khô như mộc nhĩ, nấm hương, măng khô đến đủ thứ đặc sản núi rừng khác.
Chị Dương cho hay: “Giá cả có sự chênh lệch đáng kể nên dù phải trả thêm phí vận chuyển mọi người vẫn nhờ rất nhiều. Một kg măng khô ở Hà Giang và ở Hà Nội chênh nhau gần 20.000đ. Đó là chưa kể tết năm nay mọi người nhờ mua thịt trâu khô, thịt lợn rừng, lợn mán rất nhiều. Có nhà nhờ mua cả một con nên tôi đã phải nhờ người nhà trên Hà Giang đến tận chuồng đặt cọc tiền, tầm độ 25 đến 28 tết là chuyển xuống”.
Càng gần tết, điện thoại của chị Lê Hương Giang, nhân viên Công ty May 40 réo liên tục. Quê chị Giang ở Thái Nguyên nên năm nào tết đến chị cũng là người lo mua chè uống tết và biếu cho chị em cùng cơ quan.
Ra Hà Nội đã hơn 10 năm song chị Quách Thu Thủy, No6 Trung Hòa, Nhân Chính vẫn có thói quen nhờ bố mẹ mua thực phẩm từ quê gửi xuống.
Tết đến, vợ chồng chị Thủy về quê nội ăn tết song từ trước tết cả tháng, chị đã nhận “đặt hàng” của hàng xóm, đồng nghiệp cùng cơ quan về gà, thịt lợn, rau củ quả để nhờ bố mẹ trên quê gom hộ.
Chị Thủy kể: “Tết đến, mọi người lại nhờ, người thì dăm con gà, người chục cân rau. Có mấy chị cùng cơ quan nhờ mua nguyên một con lợn để chia nhau nên mình phải ghi hết lại nhờ bố mẹ gom giúp”.
Chị Hằng, hàng xóm của chị Thủy, cho biết: “Mỗi năm tết đến giá cả thường tăng cao, chưa kể những ngày giáp tết mua thực phẩm cho tươi thì bị ép giá. Nhờ gia đình chị Thủy ở quê mua giúp, đã đặt tiền rồi nên có khi tận ngày 28, 29 âm lịch mới gửi xuống hoặc mấy gia đình đánh một chuyến xe lên chở tất cả về. Ăn tết ngon lành, rẻ được đáng kể mà lại vui”.
Cũng như chị Thủy, năm nay “đơn hàng” của chị Nguyễn Thị Dương ở Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội chồng chất. Họ hàng bên nội, hàng xóm, đồng nghiệp biết chị quê Hà Giang và có xe chuyển hàng xuống Hà Nội hàng tuần nên đã nhờ chị thu gom đủ thứ, từ hàng khô như mộc nhĩ, nấm hương, măng khô đến đủ thứ đặc sản núi rừng khác.
Chị Dương cho hay: “Giá cả có sự chênh lệch đáng kể nên dù phải trả thêm phí vận chuyển mọi người vẫn nhờ rất nhiều. Một kg măng khô ở Hà Giang và ở Hà Nội chênh nhau gần 20.000đ. Đó là chưa kể tết năm nay mọi người nhờ mua thịt trâu khô, thịt lợn rừng, lợn mán rất nhiều. Có nhà nhờ mua cả một con nên tôi đã phải nhờ người nhà trên Hà Giang đến tận chuồng đặt cọc tiền, tầm độ 25 đến 28 tết là chuyển xuống”.
Càng gần tết, điện thoại của chị Lê Hương Giang, nhân viên Công ty May 40 réo liên tục. Quê chị Giang ở Thái Nguyên nên năm nào tết đến chị cũng là người lo mua chè uống tết và biếu cho chị em cùng cơ quan.
Chị Giang than: “Năm nay tết nhất tiền eo hẹp nên anh em lại càng nhờ mua nhiều chè Thái để làm quà. Mỗi cân chè uống được khoảng trên dưới 200.000đ. Loại đặc biệt thì 300.000đ được đóng hộp đẹp và lịch sự. Mua thêm hộp bánh hay chai rượu nữa là đi biếu tết nội ngoại, người thân hợp lý, vừa túi tiền”. Chị Giang cho biết, chị đã nhờ chuyển xuống hơn 100 kg chè mua hộ người thân.
Tự chế biến, săn hàng giảm giá
Cầm trên tay tờ quảng cáo của siêu thị, chị Thanh, nhân viên bưu điện Thanh Xuân, HN lo lắng: “Năm nào mình cũng phải sắm tết cho ông bà nội ở quê, rồi quà biếu ông bà ngoại và mấy chỗ nữa. Mỗi túi quà cũng đi đứt cả triệu bạc mà năm nay thu nhập quá thấp nên mình lo lắm. Gần tháng nay mình cứ để ý thông tin khuyến mại, giảm giá ở các siệu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ. Thấy có là đi mua về để một chỗ, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy. Mỗi năm tết nhà chị Thanh chi tiêu tiết kiệm cũng mất 10 triệu. Năm nay chị bảo dù hàng hóa tăng giá chị cũng chỉ chi cho tết 8 triệu bởi thu nhập thấp mà chi tiêu cả năm lại tốn kém hơn mọi năm.
Là người bán hàng tiêu dùng nhưng chị Nguyên, kiot hàng tại chợ Cầu Giấy quyết tâm tết năm nay sẽ tự chế biến các thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng tết để tiết kiệm.
Chị bảo: “Mọi năm bán hàng bận rộn nên tôi chủ yếu mua đồ chế biến sẵn, đắt một tý nhưng tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Năm nay hàng họ ế ẩm, cả năm kinh doanh khó khăn nên tôi sẽ tự chế biến tất, từ gói bánh trưng đến làm nem, gói giò và làm bánh bông lan cho bọn trẻ ăn. Rau củ quả tôi cũng nhờ cô hàng xóm ở Phúc Thọ mua chung hộ cả xe cho rẻ”.
Chị Nguyên tính, mua một chiếc bánh chưng tết giá khoảng 50.000đ loại ngon, trong khi mua gạo, đỗ và thịt về gói vừa ngon lại chỉ khoảng trên 30.000/cái. Tương tự như vậy, chị mua 100.000đ một gói nem cuộn sẵn thì khi tự chế biến chỉ mất chừng 60.000đ mà lại yên tâm bởi nguyên liệu tươi do tự tay mình mua và chế biến.
Đã thành thói quen, buổi trưa các nhân viên của công ty TNHH Hùng Anh lại quây tụ để chia sẻ thông tin về hàng hóa cho tết, chia nhau săn hàng khuyến mại, giảm giá và rủ nhau mua chung.
Chị Thảo Ly, kế toán công ty phấn khởi: “Bọn mình vừa “đánh úp” một đợt xả hàng của công ty may Huy Hoàng, cả đồ người lớn trẻ em giảm giá tới 40%. Hiện giờ bọn mình đang tiếp tục “săn” hàng bánh kẹo có khuyến mại, thực phẩm do các công ty chuyên doanh cung cấp theo đơn hàng lớn có khuyến mại để mua chung như thịt nguội, xúc xích hay hàng khô”.
Chị Ly còn bật mí, mọi năm chị em ríu rít đi mau mỹ phẩm nhưng năm nay thắt chặt chi tiêu mà chưa tìm được chỗ nào mỹ phẩm có khuyến mại hay giảm giá. Mua sữa, đồ ăn nhanh cho trẻ em dịp tết hay đi lại, về quê cũng là ưu tiên của nhóm chị Ly.
Tính chuyện về quê ăn tết, chị Nguyễn Thị Lê, công ty TNHH NVT quyết định sẽ mang tiền mặt về quê sắm tết thay vì sắm ở Hà Nội mang về như moi năm. Chị đã gọi điện nhờ mẹ chồng mua hộ gà, đặt thịt lợn để gói bánh và chế biến đồ ăn cho cả nhà. Chị Lê chia sẻ: “Mọi năm mình mua đầy đủ từ Hà Nội nhưng rất đắt đỏ. Năm nay may quá nghỉ tết lâu nên quyết định tự chế biến, mua sắm ở quê hết cho rẻ và ngon”.
Song Linh