Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại vắcxin tấn công vào bộ máy bên trong virus. Ảnh: BBC. |
Viết trên tạp chí Science Translational Medicine, các tác giả cho hay việc thử nghiệm của họ trên 41 bệnh nhân cho thấy vắcxin này đã sản sinh một phản ứng miễn dịch rất mạnh kéo dài hơn một năm và không có tác dụng phụ lớn nào.
Loại virus gây viêm gan siêu vi C này từ nhiều năm qua không gây chú ý nhưng trong giai đoạn hiện tại nó có thể làm tổn hại gan một cách đáng kể. Ở Anh, có tới 500.000 người nhiễm virus này. Tổ chức y tế thế giới tin rằng số ngưới mắc phải trên toàn cầu có thể cao hơn con số 170 triệu.
Virus này lây trực tiếp qua đường máu như dùng chung kim tiêm. Hiện tại việc lây nhiễm căn bệnh này có thể được kiểm soát thông qua các loại thuốc kháng virus, tuy nhiên các nhà nghiên cứu ở đại học Oxford cho biết việc tạo ra vắcxin sẽ là một bước tiến quan trọng.
BBC cho biết các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu cơ chế hoạt động bên trong của virus này và họ đã tạo ra virus cúm được biến đổi gen từ vi rút gây viên gam siêu vi C để kích thích hệ miễn dịch tấn công lại virus viên gan C.
Mục đích của việc thử nghiệm giai đoạn một là để kiểm tra xem phương pháp này có an toàn và giúp lên kế hoạch cho cuộc thử nghiệm trong tương lai.
Tiến sĩ Paul Klenerman, một trong các nhà nghiên cứu nói: “Những phản ứng miễn dịch mà chúng tôi thấy thật tuyệt vời và chúng tôi đang bắt đầu giai đoạn thử nghiệm tiếp theo. Dù chúng tôi đang tràn đầy hi vọng nhưng việc tạo ra một loại vắcxin phòng ngừa bệnh viêm gan C là một chặng đường dài”. Giai đoạn tiếp theo sẽ là tiêm vắcxin vào những người có nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi C để xem liệu vắcxin này có bảo vệ họ khỏi virus hay không.
Charles Gore, giám đốc quỹ từ thiện phòng bệnh viêm gan siêu vi C cho hay đây là một nghiên cứu đầy hứa hẹn. Ông cho biết: “Việc phát triển các loại thuốc điều trị bệnh viên gan siêu vi C đang ngày càng tăng còn việc phát triển vắcxin ngừa bệnh vẫn còn chậm. Nếu chỉ điều trị sự lây nhiễm hiện tại, chúng ta luôn là kẻ theo sau. Chúng ta cần phải cải thiện việc phòng ngừa virus và nghiên cứu này là một bước tiến xuất sắc theo hướng đó.”
Phúc Nguyễn