Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết  sau đợt Tết bệnh nhân tăng chóng mặt. Thường sau Tết nguyên đán là thời điểm chu kỳ đi xuống của bệnh sốt xuất huyết, song hiện số ca mắc nhập viện ở mức cao hơn cùng kỳ năm ngoái.

Tính riêng tại Khoa Nhiễm D, mỗi ngày, các bác sĩ tiếp nhận trung bình 50- 60 bệnh nhân. So với cùng kỳ năm 2018, số bệnh nhân khoa này tiếp nhận chỉ ở mức 10-20 bệnh nhân. Thời điểm cuối mùa dịch, nhưng số bệnh nhân lại tăng gấp 3 lần khiến khoa luôn trong tình trạng quá tải.

{keywords}

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang tăng mạnh dù đây là cuối chu kì của mùa dịch. Ảnh: Phan Nhơn

Tại Khoa Nhiễm D, rất nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết phải kê giường nằm ngoài hành lang. Nhiều bệnh nhân cho hay mắc bệnh nhưng chủ quan  và có phần kiêng cữ nhập viện đầu năm đến khi vào viện thì bệnh đã có dấu hiệu diễn tiến nặng.

Số liệu từ bệnh viện ghi nhận, tháng 1/2019 bệnh viện tiếp nhận 1690 ca sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kì năm ngoái. Nhân viên khoa Nhiễm D phải trực chiến tại viện nguyên cả 10 ngày tết.

Để giảm tải dịch bệnh, cả bệnh viện căn mình chống dịch, kê thêm giường bệnh ngoài hành lang. Đồng thời, phân tuyến cho các bệnh nhân bệnh nhẹ cho điều trị ngoại trú. Tính thời điểm hiện tại, có 1 bệnh nhân người lớn tử vong do sốt xuất huyết và 4 trường hợp thở máy, lọc máu do biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết.

{keywords}

Đã có 1 bệnh nhân người lớn tử vong vì sốt xuất huyết. Ảnh: Phan Nhơn

Còn dịch sởi hiện vẫn chưa có biểu hiện hạ nhiệt. Thống kê từ Sở Y  tế TP.HCM thì 95% bệnh nhân mắc sởi do không tiêm chủng đầy đủ.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, số bệnh nhi sởi từ đầu năm đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Bác sĩ Nguyễn Thanh Trang, khoa Nhiễm - Thần kinh cho biết, trung bình mỗi ngày các bác sĩ tiếp nhận khoảng 20 ca bệnh nhi đến nhập viện điều trị sởi.

Số bệnh nhi nhập viện chưa có dấu hiệu giảm nên khoa chủ động kê thêm giường ngoài hành lang cho các bệnh nhi. Hiện, một trường hợp bệnh nhi sởi nặng, phải thở máy vì có biến chứng viêm phổi.

{keywords}

Bệnh sởi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Ảnh: Phan Nhơn

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM – cho hay, từ ngày 1/1/2019 đến ngày 10/2/2019, tính riêng trên địa bàn TP.HCM có 6.067 người dân phải nhập viện điều trị sốt xuất huyết. Hơn 1.000 người mắc bệnh sởi, trong đó có 987 trẻ mắc sởi phải nhập viện điều trị. Dù đang cuối mùa dịch 2018 - 2019, song con số này vẫn đang cao so với cùng kỳ năm 2018. 

Hiện, bệnh sởi đã có mặt tại tất cả 24 quận huyện. Số ca mắc sởi tập trung nhiều nhất ở quận Bình Thạnh, Thủ Đức, quận 7, huyện Bình Chánh... Đặc biệt, qua khảo sát, Trung tâm Y tế Dự phòng phát hiện 95% trường hợp mắc sởi chưa được tiêm ngừa vắc xin sởi. 

Phan Nhơn

Nghiện 2 món triệu người thích, quý ông Vĩnh Phúc mắc ung thư thực quản

Nghiện 2 món triệu người thích, quý ông Vĩnh Phúc mắc ung thư thực quản

- Trong vòng 2 tháng, ông Dương sụt liên tiếp 4kg, các triệu chứng đau tức ngực kèm theo khó nuốt tăng dần.