Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết sẽ ra Thông tư quy định về chống bán phá giá dịch vụ viễn thông, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động để đảm bảo cho thị trường này phát triển lành mạnh, chống nguy cơ đổ vỡ thị trường.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp viễn thông đã có biểu hiện phá giá thị trường. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ đặt ra trong năm 2012 của Bộ TT&TT là phải ra Thông tư về quản lý giá cước, giá thành và chống bán phá giá các dịch vụ viễn thông. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng sẽ xử lý thu hồi giấy phép của các doanh nghiệp được cấp phép, nhưng không triển khai cung cấp dịch vụ theo quy định.
Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông cũng cho biết, Cục sẽ sớm ra quy định về quản lý giá cước, cách tính giá thành để chống việc các doanh nghiệp viễn thông bán phá giá dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thông tin di động. Tuy nhiên, hiện việc xác định giá thành giữa các doanh nghiệp viễn thông vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một kiểu tính giá thành riêng của mình. Vì vậy, Cục sẽ làm việc với các doanh nghiệp để đưa ra quy định này.
Trong năm 2011, Cục Viễn thông đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh giá cước viễn thông nhằm đảm bảo việc phát triển các dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp, lợi ích của người dùng, đồng thời đảm bảo thực hiện cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Vừa qua, Cục đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt báo cáo giá thành dịch vụ và thực hiện đăng ký giá thành gói cước cơ bản của dịch vụ này.
Cục Viễn thông cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về nghiêm chỉnh chấp hành việc tăng cường quản lý dịch vụ viễn thông quốc tế và đề xuất giá thành thanh toán để chống bán phá giá dịch vụ này. Một số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về cho hay, trong thời gian qua, để có thị phần lưu lượng quốc tế chiều về, nhiều doanh nghiệp đã bán phá giá dịch vụ này. Trong khi đó, các đối tác nước ngoài lợi dụng việc các doanh nghiệp Việt Nam đua nhau bán phá giá nên đã ép giá xuống rất thấp.
Việc Bộ TT&TT sẽ ra quy định về giá thành để chống bán phá giá dịch vụ viễn thông sẽ tránh được việc các doanh nghiệp viễn thông cạnh tranh bán phá giá dịch vụ và tránh được nguy cơ cạnh tranh quá đà có thể dẫn đến đổ vỡ thị trường này.
(Theo BĐVN)
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp viễn thông đã có biểu hiện phá giá thị trường. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ đặt ra trong năm 2012 của Bộ TT&TT là phải ra Thông tư về quản lý giá cước, giá thành và chống bán phá giá các dịch vụ viễn thông. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng sẽ xử lý thu hồi giấy phép của các doanh nghiệp được cấp phép, nhưng không triển khai cung cấp dịch vụ theo quy định.
Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông cũng cho biết, Cục sẽ sớm ra quy định về quản lý giá cước, cách tính giá thành để chống việc các doanh nghiệp viễn thông bán phá giá dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thông tin di động. Tuy nhiên, hiện việc xác định giá thành giữa các doanh nghiệp viễn thông vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một kiểu tính giá thành riêng của mình. Vì vậy, Cục sẽ làm việc với các doanh nghiệp để đưa ra quy định này.
Trong năm 2011, Cục Viễn thông đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh giá cước viễn thông nhằm đảm bảo việc phát triển các dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp, lợi ích của người dùng, đồng thời đảm bảo thực hiện cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Vừa qua, Cục đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt báo cáo giá thành dịch vụ và thực hiện đăng ký giá thành gói cước cơ bản của dịch vụ này.
Cục Viễn thông cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về nghiêm chỉnh chấp hành việc tăng cường quản lý dịch vụ viễn thông quốc tế và đề xuất giá thành thanh toán để chống bán phá giá dịch vụ này. Một số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về cho hay, trong thời gian qua, để có thị phần lưu lượng quốc tế chiều về, nhiều doanh nghiệp đã bán phá giá dịch vụ này. Trong khi đó, các đối tác nước ngoài lợi dụng việc các doanh nghiệp Việt Nam đua nhau bán phá giá nên đã ép giá xuống rất thấp.
Việc Bộ TT&TT sẽ ra quy định về giá thành để chống bán phá giá dịch vụ viễn thông sẽ tránh được việc các doanh nghiệp viễn thông cạnh tranh bán phá giá dịch vụ và tránh được nguy cơ cạnh tranh quá đà có thể dẫn đến đổ vỡ thị trường này.
(Theo BĐVN)