Mùa thu năm ngoái, ngôi sao ít ai biết đến KIC 8462852 đã trở thành 'nỗi ám ảnh' của hành tinh chúng ta khi các nhà thiên văn cho rằng sự nhấp nháy thất thường của nó có thể là dấu hiệu của một siêu cấu trúc ngoài hành tinh.

Các nhà thiên văn trên thế giới sau khi nhận thấy sự nhấp nháy thất thường đến từ ngôi sao KIC 8462852 đã cho rằng nó có thể là một siêu cấu trúc ngoài hành tinh. Các quan sát sau đó vẫn chưa chứng minh được dấu hiệu của người ngoài hành tinh. Nhưng giờ đây, mọi việc đã trở nên lạ lùng hơn một chút.

KIC 8462852 hay còn được gọi là Ngôi sao của Tabby, một ngôi sao lớp F trong chòm sao Cygnus (Thiên Nga) được phát hiện vào tháng 9/2015. Ngôi sao đặc biệt gây chú ý bởi sự thay đổi độ sáng liên tục của nó. Tên Ngôi sao Tabby được đặt theo tên tác giả của nghiên cứu là Tabetha S. Boyajian.

Trên một bài viết gửi arXiv, nhà thiên văn Ben Montet và Joshua Simon ở Phòng thí nghiệm Carnegie thuộc Caltech đã phân tích kết quả quan sát ngôi sao kì lạ này. Kính Viễn vọng Không gian Kepler đã cẩn thận quan sát và ghi lại từng khung hình. Montet và Simon đã phát hiện ra điều ngạc nhiên, đó là không chỉ ánh sáng ngôi sao đôi khi bị giảm xuống đến 20% mà thông lượng bức xạ còn bị giảm bớt liên tục trong suốt bốn năm qua.

{keywords}

Hình đồ họa KIC 8462852, ngôi sao có độ sáng thay đổi thất thường trong những năm qua. Ảnh: NASA/Celtech.

Trong 1000 ngày đầu tiên của chiến dịch, ngôi sao của Tabby giảm khoảng 0,34% độ sáng mỗi năm. 200 ngày tiếp theo, ngôi sao mờ đi một cách nhanh chóng và thông lượng bức xạ của nó sụt giảm khoảng 2%. Nhìn tổng quát, ngôi sao này đã dịu hơn khoảng 3% trong suốt thời gian 4 năm kính Kepler nhìn chằm chằm vào nó. Đây là một số lượng rất lớn và không thể giải thích được. Các nhà thiên văn đã quét 500 ngôi sao ở vùng lân cận và không thấy trường hợp tương tự.

“Phần thật sự khiến tôi ngạc nhiên là nó bị sụt giảm nhanh chóng và phi tuyến tính. Chúng tôi đã cố thuyết phục mình rằng điều này không có thật. Nhưng không thể, nó là có thật”, Montet cho biết.

{keywords}

Biểu đồ quang phổ của sao KIC 8462852. Dữ liệu cho thấy sự giảm độ sáng của sao trong 1000 ngày đầu tiên khá ổn định, nhưng sụt giảm nhanh chóng trong 200 ngày tiếp theo. Ảnh: Montet & Simon.

Đây không phải lần đầu tiên các nhà thiên văn phát hiện ngôi sao của Tabby bị mờ nhạt dần. Đầu năm 2016, Bradley Schaefer từ Đại học Louisiana quyết định khảo sát các ngôi sao trong những tấm hình từ thế kỷ 19. Ông thấy rằng trong vòng 100 năm qua, tổng lượng ánh sáng của ngôi sao đã bị giảm bớt 19% – một con số khổng lồ. Tuy nhiên không lâu sau khi công bố, các nhà khoa học đã phản bác và cho rằng kết quả này còn nhiều thiếu sót.

Các tranh cãi về kết quả của Schaefer là sự nhắc nhở cho Montet để tìm kiếm theo một cách thức khác. “Chúng tôi nhận ra khi giải quyết điều này, bạn cần một đường cơ sở dài hoặc những dữ liệu có độ chính xác cao. Kính Kepler có được yếu tố thứ hai”, Montet cho biết. Ngoài ra, tỷ lệ mờ nhạt mà kính Kepler đo được chênh lệch khoảng 2 lần so với kết quả của Schaefer.

{keywords}

Freeman Dyson đưa ra giả thuyết rằng một nền văn minh ngoài nhân loại có thể xây dựng một siêu cấu trúc xung quanh ngôi sao để tận dụng nguồn năng lượng. Ảnh: SentientDevelopments.

Nhà thiên văn Jason Wright tại Đại học Penn State – người đầu tiên đề xuất ý kiến rằng ngôi sao của Tabby là một dự án xây dựng ngoài hành tinh rất rộng lớn – đồng ý rằng các phân tích sẽ tăng thêm sự tin cậy vào kết quả quan sát hơn thế kỷ của Schaefer. “Chúng ta chưa có một mô hình nào cho loại thiên thể này. Nó thật sự rất thú vị!”, ông Wright cho biết.

Nhà thiên văn Keivan Stassun tại Vanderbilt, người tranh luận với ý tưởng ngôi sao mờ nhạt theo chu kỳ lâu dài, cho rằng ngôi sao này tiếp tục thách thức chúng ta đưa ra các lời giải thích. “Những phát hiện hấp dẫn mới của Montet cho ta thấy rằng không ai có thể một mình quan sát và giải thích các hiện tượng”, Keivan cho biết.

{keywords}

Tabetha Boyajian, người mang KIC 8462852 đến công chúng. Ảnh: Đại học Yale.

Vài lời giải thích đáng tin cậy nhất cho đến nay là nó có thể gồm một đám mảnh vỡ của sao chổi, hiệu ứng thật sự của ngôi sao có thể bị bóp méo, hoặc đó là tàn tích của một hành tinh bị vỡ. Về việc tại sao nó có chu kỳ mờ nhạt kéo dài trong khi những ngôi sao khác thì mờ nhạt trong chu kỳ ngắn thì có thể giải thích. Nhưng Montet cho rằng không gì có thể giải thích được mọi thứ.

Rõ ràng chúng ta không thể giải thích được về ngôi sao này cho tới khi chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về nó, đó chính là những gì mà Tabby Boyajian – nhà thiên văn đầu tiên phát hiện ra nó – đang chuẩn bị thực hiện.

Sau một chiến dịch thành công tại Đài Quan sát Las Cumbres thuộc Hệ thống Kính viễn vọng Toàn cầu nhằm nhận nguồn vốn từ dư luận, Boyajian sẽ bắt đầu quan sát ngôi sao được đặt tên theo cô trong một năm đầy đủ với hy vọng sẽ bắt gặp những lần nhấp nháy của nó.

Nếu điều đó xảy ra, các kính viễn vọng lớn trên thế giới sẽ được thông báo và nhanh chóng được huy động để cùng hướng nhìn về ngôi sao này. Chúng ta sẽ được quan sát sự nhấp nháy của KIC 8462852 qua toàn bộ bước sóng và quang phổ điện từ nhằm giải mã được thông điệp của ngôi sao bí ẩn.

Theo Khampha/Gizmodo

XEM THÊM