Mùa thi, tình trạng sinh viên dùng chiêu thức “cắt” và “dán” trong các bài thi làm tiểu luận, bài tập lớn ngày càng nở rộ.
Mùa thi thành mùa luyện “cắt” và “dán”
Xu hướng kết thúc môn học bằng cách làm tiểu luận hay bài tập lớn đang ngày càng
phổ biến. Cách làm này được các giảng viên ủng hộ và sinh viên hưởng ứng nhiệt
tình vì tính chất mở của đề tài và cách chấm điểm.
Ngoài việc làm tiểu luận hay bài tập lớn sẽ giúp sinh viên có thể phát huy tối
đa lượng kiến thức và kĩ năng tư duy của mình thì hình thức thi này đã vô tình
làm cho mùa thi trở thành mùa “cắt” và “dán”.
|
Kho tài liệu khổng lồ trên internet trở thành nơi các sinh viên thực hiện kĩ năng “cắt” “dán” chuyên nghiệp. Nhiều sinh viên chỉ mất mấy giờ để làm xong một tiểu luận dài tới cả mấy chục trang. Tất cả là nhờ những thủ thuật biến của người thành của mình để che mắt các thầy cô giáo.
Điều này sẽ không có gì đáng nói nếu như những tiểu luận hay
bài tập lớn làm theo kiểu này được điểm thấp hoặc trung bình. Thế nhưng hàng
loạt tiểu luận vẫn cứ đạt điểm khá, điểm giỏi mặc dù hoàn toàn mang tính chất
“đạo”…
Chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát nhỏ sinh viên nhiều trường đại học ở Hà
Nội: Đại học Sư Phạm, Đại học Bách Khoa, Học viện Báo chí tuyên truyền, Đại học
Quốc gia… Hầu hết các bạn đều cho rằng “Sinh viên bây giờ coi chuyện cắt, dán đã
trở thành chuyện thường. Cắt dán mà điểm cao thì việc gì phải động não đến nát
đầu để làm gì”
Nói về mốt “copy” “paste” vào mùa thi lại nở rộ, bạn Bạch Văn Viên, sinh viên
năm 3 trường ĐH Bách khoa HN có chia sẻ thế này “thời đại bùng nổ thông tin, chỉ
cần một từ khóa gõ trên google ra hàng triệu kết quả mà chọn lựa cắt dán vào
tiểu luận. Sinh viên bây giờ ai cũng thế chứ không phải riêng mình”.
Với sinh viên trường Học viện Báo chí tuyên truyền thì các môn chủ nghĩa xã hội,
văn học, nhập môn báo in, truyền hình, lịch sử báo chí…chủ yếu thi với hình thức
tiểu luận mà việc cắt dán đã quá trở thành truyền thống “xưa như trời đất”.
Chia sẻ về điều này Vũ Kiều Linh, sinh viên năm 3, HV Báo chí
tuyên truyền có nói “chẳng biết các thầy cô có đọc hay không chứ có cắt dán
thoải mái vẫn được 7, 8 điểm. Đôi khi chỉ cần đẹp và dài là được điểm cao”.
Biến của người thành của mình
Đó là câu chuyện của rất nhiều các giáo viên, giảng viên kể lại khi chấm bài của
các học sinh, sinh viên. Tình trạng copy đến 99% còn 1 % thêm mắm, thêm muối cho
khỏi đụng hàng rất phổ biến. Có sinh viên còn bạo gan lấy cả bài luận của các
nhà khoa học lớn rồi đề tên vào. Học hành làng nhàng, bỏ bê mà điểm các tiểu
luận vẫn cao “7, 8 là chuyện thường” là có thật trong đời sống giáo dục hiện
nay.
|
Internet giúp sinh viên cắt dán tiểu luận nhanh hơn. |
Thạc sĩ Nguyễn Bích Điệp, một cô giáo dạy văn của trường Yên
Hòa (Cầu Giấy, HN) người mà rất hay ra đề tài làm bài luận cho học sinh có nhận
xét “tình trạng học sinh dùng chiêu thức cắt, dán để làm bài khá phổ biến. Có
những bài trùng nhau đến 99% mà không biết phân xử thế nào. Hỏi ra mới biết các
em ấy chép từ cùng một nguồn trên internet…”
Cùng một đề tài mà có tới 4, 5 “bộ óc” làm bài giống nhau không còn là chuyện
hiếm thấy thậm chí khi hỏi các giáo viên các bộ môn thì tình trạng này “môn nào,
kì thi nào cũng có”. Hầu hết sinh viên làm tiểu luận chỉ mang tính chất để cho
có bài, ý tưởng nghèo nàn, copy của người này một ít, người kia một đoạn thế là
có một “tiểu luận hỗn hợp”.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bạn Nguyễn Thị Thủy, sinh viên năm cuối
trường ĐH Kinh tế quốc dân có chia sẻ: “mình rất thích thú với việc làm tiểu
luận và bài tập lớn vì có nhiều thời gian chuẩn bị và có thể đào sâu tìm tòi, mổ
xẻ vấn đề. Nếu thực sự làm bằng công sức mình bỏ ra thì sẽ được đánh giá rất
cao”.
Tuy nhiên, cũng theo Thủy tâm sự “thật đáng buồn vì có những tiểu luận, bài tập
lớn ngay cả là luận văn đạo đến 99% nhưng điểm vẫn khá, giỏi. Mình rất buồn vì
tâm lí các thầy cô đều thương tình các sinh viên mất công nên vô tình đã làm cho
việc ăn cắp ý tưởng trở thành phong trào của mùa thi ”
Và như vậy, các sinh viên cứ vô tư cắt, dán, biến cái của người khác thành của
mình mà vẫn cứ điểm cao và tự hào…
Huệ Bạch
Bạn suy nghĩ gì về hiện tượng đáng buồn này? Tương lai của Việt Nam sẽ ra sao với một thế hệ sinh viên "cắt" và "dán"?