Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến , các mạng xã hội, diễn đàn, forum.. lại sôi nổi thảo luận về các kỹ nghệ “đi” thầy…

TIN BÀI KHÁC:

Méo mặt vì cô giáo thích túi xách xịn

Nguyễn Văn An, sinh viên năm 2, trường CĐ GTVT có chia sẻ: “Nếu như những món quà 20/11 ngày trước chỉ có ý nghĩa tưởng nhớ công ơn dạy dỗ của các thầy cô thì nay những trò này đã bị biến tướng sang ngã rẽ khác. Đằng sau những món quà đắt giá là một cuộc mua bán đổi trác giữa học sinh, sinh viên, phụ huynh với thầy cô”.

Điều đáng nói ở đây là vấn nạn đi thầy ngày càng biến tướng tinh vi trở thành một kỹ nghệ riêng. Những người khởi xướng cho phong trào này không ai khác chính là các cán bộ, lớp trưởng, bí thư…trong lớp. Ở nhiều trường, việc “đi” thầy đã trở thành một tiền lệ bắt buộc. Sinh viên yếu, kém phải đi đã đành nhưng giờ đây sinh viên giỏi, khá vẫn phải đi như thường.

“Cả lớp mỗi người đóng 200 nghìn mua quà cho các thầy cô ngày 20/11 để đảm bảo quyền lợi cho kì thi sắp tới nhé”- đó chính là những thông tin mới nhất của lớp trưởng Dũng, ĐH GTVT khi ngày 20/11 và mùa thi đang tới rất gần.

Hay như Đỗ Thị Hoa, sinh viên năm 3 trường ĐH Mỏ HN có tâm sự: “lớp mình năm nào đến 20/11 cũng phải đóng một khoản tiền kha khá để mua quà cáp nịnh nọt cho các thầy cô. Người khởi xướng điều này không ai khác chính là lớp trưởng, bí thư của lớp”.

“Đi” thầy cô đang làm biến mất ý nghĩa đích thực của ngày nhà giáo


Việc “đi thầy” có nhiều hình thức “không phải ai đi thầy cũng nhận” hoặc phải hiểu được những sở thích riêng của từng thầy cô để chọn quà sao cho xứng đáng. Hay như trường hợp của Minh Hồng, sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Dược có chia sẻ “Cô giáo mình chỉ thích túi xách hàng hiệu nên mỗi lần mua quà cáp bọn mình phải chọn cho khéo.

Tuy nhiên, sinh viên chúng mình chỉ biết méo mặt với cái sở thích này của cô vì sở thích đắt giá này. Chính vì vậy mà mỗi lần mua quà cho cô là lại phải huy động tất cả các thành viên trong lớp”.

Đằng sau những món quà tặng thầy cô luôn ẩn chứa rất nhiều những ẩn ý của các bạn sinh viên, học sinh, phụ huynh. Tất nhiên, sinh viên ngày nay có rất nhiều các dịp lễ, tết,…biếu “quà” cho thầy cô để cầu cạnh, xin nâng điểm.

Đáng lên án hơn, tình thầy trò ngày nay đang lấy “sức nặng” của quà cáp để đong đếm. Nguyễn Thị Huế (sinh viên năm cuối, liên thông HV Tài Chính) nói: “Việc đi thầy cô là bí mật và bọn mình luôn cẩn thận khi thực hiện. Những món quà được đem tặng phải để nguyên mác giá để thầy cô biết rõ hơn về giá trị của món quà”.

Kiên quyết không đi thầy

Nhiều sinh viên vẫn chọn những món quà cáp đơn sơ tặng thầy cô như là lời tri ân ngọt ngào nhất gửi tới các thầy cô nhân ngày hội đặc biệt này. Vũ Sinh Thế, sinh viên khoa Việt nam học, ĐH SPHN tâm sự: “Ngày 20/11 sắp tới cả lớp bọn mình đồng ý chỉ tặng thầy cô hoa và những món quà đơn giản mà ý nghĩa lớn lao. Tình cảm thầy trò trong sáng hay không cũng phần nhiều do sinh viên tụi mình thôi”.

Nguyễn Thị Kiều Trang, sinh viên năm 4, ĐH Hòa Bình kể lại câu chuyện xúc động: “ Thầy chủ nhiệm cấp 3 của tôi từng nói rằng: “chúng mày tới chơi với thầy và thấy đứa nào cũng vui vẻ thế này là điều hạnh phúc nhất rồi”. Vào các dịp 20.11 chúng tôi đều tới nhà thầy,không một bó hoa,hay một món quà dù là nhỏ nhất ,mà chỉ là tình cảm thầy trò, cả lớp ngồi nói chuyện với thầy cả ngày mà không hết chuyện, từ những gì nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống...

Vì vậy, ngay cả bây giờ khi đã là sinh viên tôi cũng chưa bao giờ “đi thầy” bằng phong bì hay một món quà đắt giá nào bởi vì tôi biết như thế là trái với đạo lí nên kiên quyết nói không dù cho cả xã hội có chạy theo xu thế này.

Chia sẻ về vấn nạn đi thầy ngày cảng làm vẩn đục thêm cho ngành giáo dục, cô giáo Hoàng Thị Kim Chi (ĐHSPHN) thẳng thắn bày tỏ lòng mình: “Tôi có 26 năm đứng bục giảng của trường đại học, nhưng tôi luôn tự hào vì chưa bao giờ nhận tiền của sinh viên, chưa bao giờ tìm cách nhũng nhiễu, hạch sách hay có bất cứ lời nói hay dấu hiệu gì để sinh viên nghĩ rằng họ cần phải đến thăm tôi

Dù vì lí do này hay lí do khác, chẳng hạn như vì lương quá thấp, cũng không thể chấp nhận việc giáo viên nhận tiền của sinh viên trên giảng đường của trường đại học. Đó là sự sỉ nhục lớn đối với nghề nhà giáo” – cô tâm sự.

 

GS.Nguyễn Lân Dũng (ĐHQG HN):
 “Hơn 50 năm dạy đại học, tôi chưa bao giờ nhận bất cứ một cái “phong bì” nào của sinh viên. Trong quá trình dạy học, sinh viên nào “đi phong bì”, tôi phê bình ngay. Cả việc chấm thi, hội đồng chấm thi để “phong bì” vào trong hồ sơ, tôi cũng không đồng ý. Bởi vì cái phong bì đó không phải tiền của Nhà nước mà là lấy từ túi của người bảo vệ luận văn. Thầy đúng đắn thì không trò nào đưa tiền được” (Dân trí)



Huệ Bạch