1/6 là ngày dành cho thiếu nhi, nhưng không phải vì thế mà không liên quan đến dân công sở toàn là người lớn.

Khi người lớn lợi dụng Tết thiếu nhi để vụ lợi

1/6 còn chưa đến, nhưng trên facebook đã rầm rộ những lời bàn tán về Tết thiếu nhi. Trong khi muôn vàn người lưỡng lự không biết nên mua thứ gì cho con, hoặc hồi tưởng về tuổi thơ, thì có khá nhiều dân công sở phàn nàn về chuyện quà cáp của công ty dành cho các bé.

Chị K., nhân viên kinh doanh bức xúc viết một note dài tỏ vẻ bức xúc trên facebook cá nhân. Hỏi ra mới biết, chị phát hiện ra kế toán của công ty ăn chặn tiền 1/6 của con em cán bộ công nhân viên bao lâu nay.

Chuyện là hôm 25/5 vừa rồi, công ty đổ lương hàng loạt, kèm theo tiền 1/6 cho con em của nhân viên, mỗi cháu được 150 ngàn đồng. Chị K. cùng anh em trong công ty thấy tiền mừng tăng 50 ngàn so với những năm trước thì mừng rỡ. Chị K. nhắn kế toán mới hỏi "Năm nay sếp thoáng hơn hả em. Chính sách thay đổi hả?" thì nhận được câu trả lời ố á: "Tăng từ năm ngoái rồi mà chị ơi".

Lúc đó, chị K. cùng mọi người xung quanh mới giật mình, lên hỏi phòng nhân sự thì đúng là chính sách 1/6 của công ty tăng từ năm ngoái, có ký duyệt ngân sách đàng hoàng. Lúc đó, mọi người mới tá hỏa, kế toán cũ đã nhân cơ hội trục lợi, ăn bớt tiền của những "dân đen" bên dưới không nắm rõ thông tin. 

Tổng số tiền bị ăn chặn cũng chỉ vài triệu, nên sếp không muốn lùng sục nhân viên cũ để dò hỏi, chỉ thắt chặt quản lý với bộ phận kế toán. Các "dân đen" trong công ty cũng chẳng thể làm gì, chỉ biết bức xúc, chửi bới kế toán cũ với nhau cho hả dạ.

Chị L., nhân viên ngân hàng thì cáu điên vì bị đồng nghiệp lừa phỉnh. Chả là chị muốn mua quà cho con, nhưng đúng dịp đối tác đổ lương cho nhân viên, nên bận rộn không có thời gian tìm kiếm, chọn lựa.

{keywords}
Tết thiếu nhi và chốn công sở tưởng chừng chẳng liên quan đến nhau, nhưng thực tế, có rất nhiều chuyện bi hài ở công sở có liên quan tới ngày 1/6 - (Ảnh minh họa)

Một đồng nghiệp cùng chi nhánh ngân hàng, nhưng khác phòng ban sang rủ rê mọi người mua quần áo em bé ủng hộ. Thấy chất liệu tốt, kiểu dáng cũng được, chị đồng ý mua dù giá hơi "chát". 

Mua đồ về, gói sẵn chỉ chờ đến ngày tặng cho con, chị phát hiện ra mình mua đắt gần gấp đôi với giá trên mạng mà chị tình cờ trông thấy. Tức tối, chị chat với đồng nghiệp kia, hỏi lý do thì được trả lời là chất liệu khác hẳn, rồi một bên hàng xịn, một bên đểu, trong khi rõ ràng chị thấy y xì đúc chẳng khác gì. 

Vốn là người kín kẽ, lại lành tính, chị L. cũng đành nín nhịn. "Chẳng lẽ lại vì vài trăm ngàn mà ầm ĩ lên, lại mang tiếng ra" - chị thở dài nói.

Những món quà kỳ dị

1/6 năm nay, chị P. cùng đồng nghiệp méo mặt vì món quà của công ty dành cho con em. Bởi thiếu ngân sách, ế hàng, công ty lại quyết định tặng vật phẩm cho nhân viên. Mặt hàng được tặng là một lố dép nhựa đi trong nhà, kích cỡ to đùng của người lớn, bé nhà chị chẳng bao giờ dùng đến.

Xét về giá trị món quà, công ty chị H. không chi đậm bằng, nhưng xét về giá trị tinh thần, có vẻ món quà hợp với các em nhỏ hơn: con trai mỗi bé một quả bóng nhựa, con gái mỗi bé một bộ vòng màu sắc cũng bằng nhựa nốt. Nghe tin công ty có quà cho các bé, ai ai cũng hớn hở, nhưng khi nhận quà trên tay, mọi người lại buồn hiu vì giá trị vật chất không được như mong đợi.

Kinh khủng nhất có lẽ là món quà của cơ quan chị P. dành cho các bé. Chị làm ở xưởng may. Đợt vừa rồi, một khách hàng phá hợp đồng, bỏ trốn, khiến xưởng của chị bị dư lô hàng áo may ô, quần đùi. Gần đến 1/6, sếp chị nói khó với nhân viên: "Các em thông cảm, mang về tạm giúp anh. Con không dùng được, bố dùng thay con, coi như cũng tiết kiệm được một khoản mua đồ cho bố. Công ty đang đợt khó khăn, anh cũng bất đắc dĩ..."

(Theo Tri thức trẻ)