Chiếc tàu sân bay (thường được gọi là “hàng không mẫu hạm”) Thi Lang (Shi Lang) sẽ gia nhập hạm đội quốc gia của Trung Hoa năm 2012. Tuy nhiên trang Izvestia của Nga dẫn lời các chuyên gia khẳng định, rất nhiều bộ phận của con tàu được mua lại hoặc "nhái" các mẫu tàu của Nga.
Thân tàu
Tàu sân bay được thiết kế lấy mẫu một tàu sân bay mẫu của Nga có tên là “Varyag”, bán lại cho Trung Quốc làm sắt vụn vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước.
Cũng trên cơ sở mẫu của thiết bị quân sự thanh lý này, Trung Quốc sẽ còn chế tạo 2 tàu khác vào năm 2020. Chiếc đầu, sẽ giống tàu “Varyag” (mua trực tiếp của Ukraina với giá 20 triệu đôla), còn chiếc thứ hai, như các chuyên gia quân sự Nga khẳng định, sẽ hao hao với chiếc tàu sân bay nguyên tử của Liên Xô cũ chưa kịp hoàn thành mang tên “Ulianovsk”, mà dường như Ukraina bí mật chuyển giao cho Trung Quốc.
Máy bay tiêm kích trên boong tàu
Máy bay J-15 là loại Su-27 của Nga, mà Trung Quốc có được thông qua việc mua lén từ Ukraina.
Từ những năm 1990, Trung Quốc mua của Nga máy bay tiêm kích và năm 2003 hai bên ký hợp đồng về nhượng quyền sản xuất “máy bay trên đất liền” (Sukhoi). Nhưng trong số 200 chiếc máy bay họ mua, khoảng một nửa không phải máy bay chiến đấu. Rồi họ bắt đầu sản xuất những máy bay của riêng mình là J-11B, sao chép công khai mẫu máy bay Su-27/30.
Matxcơva không thể ngăn cản việc làm này của họ (vì giữa hai bên chưa có hợp đồng về sở hữu trí tuệ), mà chỉ có thể từ chối việc bán những bộ phận hiện đại để lắp vào máy bay tiêm kích Su-23. Trung Quốc đành phải quay sang mua nguyên mẫu máy bay T-10K của Ukrraina.
Nhờ bộ hồ sơ kỹ thuật của Su-27 và nguyên mẫu của Ukraina, Trung Quốc đã tự chế tạo máy bay tiêm kích trên boong tàu sân bay của họ gọi là J-15.
Hệ thống radar
Sao chép nguyên mẫu trạm radar “Chuỗi ngọc” loại hiện đại nhất của Nga, sản phẩm của Liên hiệp sản xuất “Fazotron”. Trạm này chính là một phiên bản của Trạm “Zuk”, vừa được đề xuất cho máy bay tiêm kích Mig-35, loại máy bay mới nhất của Nga (mà không hiểu sao Trung Quốc có được).
Các trang thiết bị của máy bay
Cũng sao chép những bản thiết kế máy bay tiêm kích của Nga.
Các trang thiết bị huấn luyện trên bờ
Hoàn toàn là phiên bản boong tàu sân bay, cho phép huấn luyện các phi công, mô phỏng hoạt động của tàu sân bay khi đang ở giữa biển, các thao tác hạ cánh và cất cánh của máy bay tiêm kích. Tất cả giáo án tập luyện đó các chuyên gia Trung Quốc đã được làm quen tại Ukraina (khi mua lại tàu sân bay của Ukraina).
Trung Quốc đã thu lợi được những gì?
Bằng cách sao chép công nghệ và tài liệu, họ đã “tiết kiệm” được khoảng 1 tỷ đôla và 20 đến 25 năm làm việc để có thể đạt được trình độ công nghệ và mức thành thạo trong việc chế tạo, kinh nghiệm vận hành một con tàu sân bay với toàn bộ trang thiết bị và đội ngũ nhân viên, sĩ quan.
Thái độ của Nga ra sao?
Hợp tác quân sự giữa Matxcơva và Bắc Kinh bị đóng băng hàng thập kỷ nay. Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế, “nhân bản” những sản phẩm của Nga với giá bán rẻ hơn nhiều.
Ông Ruslan Pukhov – giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Bộ Quốc phòng Nga - nói: "Người Trung Quốc đối xử với chúng ta vô cùng thiển cận, tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo của nước Nga sẽ sớm nhận thức được một cách nghiêm túc lời cảnh báo của Mỹ về “mối đe doạ mang tên Trung Hoa”. Đối với những tổ hợp công nghiệp - quân sự của Nga, điều đáng lưu ý nhất là những hàng hoá của họ hiện có những tính năng tốt hơn của chúng ta. Công nghiệp quốc phòng của nước láng giềng đang phát triển nhanh. Và không phải chỉ chúng ta mới có tàu sân bay".
Tuấn Hà (Theo Izvestia)
Theo kế hoạch của Trung Quốc, chiếc tàu sân bay Shi Lan sẽ hạ thủy vào năm tới. Ảnh: Izvestia. ru |
Thân tàu
Tàu sân bay được thiết kế lấy mẫu một tàu sân bay mẫu của Nga có tên là “Varyag”, bán lại cho Trung Quốc làm sắt vụn vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước.
Cũng trên cơ sở mẫu của thiết bị quân sự thanh lý này, Trung Quốc sẽ còn chế tạo 2 tàu khác vào năm 2020. Chiếc đầu, sẽ giống tàu “Varyag” (mua trực tiếp của Ukraina với giá 20 triệu đôla), còn chiếc thứ hai, như các chuyên gia quân sự Nga khẳng định, sẽ hao hao với chiếc tàu sân bay nguyên tử của Liên Xô cũ chưa kịp hoàn thành mang tên “Ulianovsk”, mà dường như Ukraina bí mật chuyển giao cho Trung Quốc.
Máy bay tiêm kích trên boong tàu
Máy bay J-15 là loại Su-27 của Nga, mà Trung Quốc có được thông qua việc mua lén từ Ukraina.
Từ những năm 1990, Trung Quốc mua của Nga máy bay tiêm kích và năm 2003 hai bên ký hợp đồng về nhượng quyền sản xuất “máy bay trên đất liền” (Sukhoi). Nhưng trong số 200 chiếc máy bay họ mua, khoảng một nửa không phải máy bay chiến đấu. Rồi họ bắt đầu sản xuất những máy bay của riêng mình là J-11B, sao chép công khai mẫu máy bay Su-27/30.
Matxcơva không thể ngăn cản việc làm này của họ (vì giữa hai bên chưa có hợp đồng về sở hữu trí tuệ), mà chỉ có thể từ chối việc bán những bộ phận hiện đại để lắp vào máy bay tiêm kích Su-23. Trung Quốc đành phải quay sang mua nguyên mẫu máy bay T-10K của Ukrraina.
Nhờ bộ hồ sơ kỹ thuật của Su-27 và nguyên mẫu của Ukraina, Trung Quốc đã tự chế tạo máy bay tiêm kích trên boong tàu sân bay của họ gọi là J-15.
Hệ thống radar
Sao chép nguyên mẫu trạm radar “Chuỗi ngọc” loại hiện đại nhất của Nga, sản phẩm của Liên hiệp sản xuất “Fazotron”. Trạm này chính là một phiên bản của Trạm “Zuk”, vừa được đề xuất cho máy bay tiêm kích Mig-35, loại máy bay mới nhất của Nga (mà không hiểu sao Trung Quốc có được).
Các trang thiết bị của máy bay
Cũng sao chép những bản thiết kế máy bay tiêm kích của Nga.
Các trang thiết bị huấn luyện trên bờ
Hoàn toàn là phiên bản boong tàu sân bay, cho phép huấn luyện các phi công, mô phỏng hoạt động của tàu sân bay khi đang ở giữa biển, các thao tác hạ cánh và cất cánh của máy bay tiêm kích. Tất cả giáo án tập luyện đó các chuyên gia Trung Quốc đã được làm quen tại Ukraina (khi mua lại tàu sân bay của Ukraina).
Trung Quốc đã thu lợi được những gì?
Bằng cách sao chép công nghệ và tài liệu, họ đã “tiết kiệm” được khoảng 1 tỷ đôla và 20 đến 25 năm làm việc để có thể đạt được trình độ công nghệ và mức thành thạo trong việc chế tạo, kinh nghiệm vận hành một con tàu sân bay với toàn bộ trang thiết bị và đội ngũ nhân viên, sĩ quan.
Thái độ của Nga ra sao?
Hợp tác quân sự giữa Matxcơva và Bắc Kinh bị đóng băng hàng thập kỷ nay. Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế, “nhân bản” những sản phẩm của Nga với giá bán rẻ hơn nhiều.
Ông Ruslan Pukhov – giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Bộ Quốc phòng Nga - nói: "Người Trung Quốc đối xử với chúng ta vô cùng thiển cận, tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo của nước Nga sẽ sớm nhận thức được một cách nghiêm túc lời cảnh báo của Mỹ về “mối đe doạ mang tên Trung Hoa”. Đối với những tổ hợp công nghiệp - quân sự của Nga, điều đáng lưu ý nhất là những hàng hoá của họ hiện có những tính năng tốt hơn của chúng ta. Công nghiệp quốc phòng của nước láng giềng đang phát triển nhanh. Và không phải chỉ chúng ta mới có tàu sân bay".
Tuấn Hà (Theo Izvestia)