Tại sao có trào lưu này?
Trào lưu này xuất phát từ một thực trạng nhức nhối xảy ra ở Mỹ năm 1993, khi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tăng chóng mặt, đặc biệt trong lứa tuổi teen. Một nhóm tình nguyện có tên True Love Waits đã kêu gọi được 2,4 triệu người trẻ (cả nam và nữ) tham gia ký vào tấm thiệp có chữ: “Tin tưởng rằng tình yêu đích thực sẽ chờ đợi, tôi xin thề trước Chúa, trước bản thân và gia đình, tôi sẽ giữ gìn trọn vẹn trinh tiết trước hôn nhân”.
Nhẫn "trong trắng". |
Chính phủ Mỹ còn hỗ trợ hơn 1 triệu đô la để thúc đẩy việc sản xuất và bán những chiếc nhẫn này tại Mỹ và cả ra các nước khác. Nhiều teen Mỹ đã chọn đeo nhẫn này khi muốn chứng minh rằng "Tôi còn trong trắng" hay "Tôi sẽ không quan hệ tình dục trước hôn nhân".
Miley Cyrus cũng đeo nhẫn trong trắng. |
Ranh giới của lời hứa
Không chỉ teen, mà rất nhiều ngôi sao tuổi teen đã nhiệt tình tham gia phong trào này hòng “ghi điểm” trong mắt fan và phụ huynh. Nhưng xem ra kết quả chỉ khiến cộng đồng nghi ngờ về sự trong trắng của họ.
Điển hình là ngôi sao tuổi teen đình đám Selena Gomez, cô đeo nhẫn trong trắng từ năm 12 tuổi. Selena Gomez từng chia sẻ: "Tôi là người lập dị. Tôi thích những buổi tối yên tĩnh, bên cạnh gia đình mình hơn mọi bữa tiệc".
|
Justin và Selena đã từng đeo nhẫn "trong trắng". |
Câu chuyện diễn ra tương tự với Miley Cyrus, cô cũng từng đeo nhẫn" trong trắng" nhưng những scandal gần đây đã là lời “tự thú” cho lối sống buông thả của cô nàng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những ngôi sao giữ được lời hứa của mình. Người “ghi điểm” nhất nhờ những chiếc nhẫn này chính là anh em nhà Jonas. Họ đã chứng minh được cuộc sống lành mạnh và trong sạch của bản thân.
Anh em nhà Jonas. |
Thế còn bạn, bạn lựa chọn sẽ đeo hay không đeo chiếc nhẫn này?
Theo Dân tin