Cao huyết áp ở trẻ em

    Huyết áp được định nghĩa là áp lực dòng máu chảy trong các mạch đi khắp cơ thể con người. Những người bị tăng huyết áp thì sự đẩy máu trong cơ thể trở nên khó khăn, gây ảnh hưởng nguy hại đến mạch máu, tim và những cơ quan khác.

    Cao huyết áp ở trẻ em không dễ dàng chẩn đoán như cao huyết áp đối với người lớn mà phải dựa vào giới tính, chiều cao và số huyết áp của trẻ. Cao huyết áp ở trẻ em là khi trẻ có huyết áp bằng hay cao hơn 95% so với những trẻ em cùng giới tính, độ tuổi và chiều cao. Cụ thể hơn, ở những độ tuổi khác nhau thì cao huyết áp ở trẻ em cũng được xác định khác nhau:

    • Trẻ em từ 3- 6 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 116/76 mmHg.

    • Trẻ em từ 7- 10 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 122/78 mmHg.

    • Trẻ em từ 11- 13 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 126/82 mmHg.

    • Trẻ em từ 14- 16 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 136/86 mmHg.

    • Trẻ em từ 16- 19 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 120/81 mmHg.

    • Những yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp ở trẻ em là béo phì và bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp.

    • Một số yếu tố nguy cơ khác như ngưng thở khi ngủ, rối loạn giấc ngủ.

    • Trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh cao huyết áp ở trẻ em, béo phì được cho là nguy cơ chủ yếu gây bệnh. Béo phì còn dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác như bệnh lý tim mạch, tiểu đường. Béo phì ở trẻ em bị gây ra bởi tình trạng ăn quá nhiều và hoạt động quá ít. Vì vậy các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến thực phẩm mà trẻ tiêu thụ cũng như những hoạt động hằng ngày của trẻ.

    Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em được tìm thấy chủ yếu do béo phì và tiền sử gia đình có người bị bệnh tăng huyết áp được gọi là tăng huyết áp nguyên phát.

    Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát ở trẻ em bao gồm:

    • Do thận- tiết niệu: viêm thận- bể thận mạn, viêm cầu thận mạn, loạn sản thận bẩm sinh, thận đa nang, thận nang đơn, bệnh thận trào ngược, tắc nghẽn niệu quản, u thận, chấn thương thận, tổn thương thận do thải ghép, tổn thương thận sau xạ trị, tổn thương thận do bệnh hệ thống.

    • Do tim- mạch: hẹp eo động mạch chủ , bệnh lý mạch thận, tắc tĩnh mạch thận, viêm mạch, Shunt động- tĩnh mạch, hội chứng William- Beuren…

    • Do thần kinh: xuất huyết nội sọ, tổn thương não tồn dư, liệt tứ chi.

    • Do nội tiết: cường giáp, cường cận giáp, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, cường Aldosteron tiên phát

    Cũng giống như cao huyết áp ở người lớn, bênh cao huyết áp ở trẻ em thường ít có triệu chứng điển hình và vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng.

    Các triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em thường gặp như:

    • Nhức đầu

    • Nôn ói

    • Chóng mặt

    • Mặt đỏ bừng

    • Vã mồ hôi

    • Hồi hộp, đánh trống ngực xảy ra theo cơn

    • Giảm thị lực

    • Mệt mỏi

    • Hôn mê sâu

    • Phù ngoại biên

    • Co giật do cao huyết áp

    • Những trẻ em bị cao huyết áp nhưng không được chữa trị kịp thời thường có biểu hiện:

    • Suy tim

    • Suy thận

    • Tai biến mạch máu não

    Bé 1 tuổi bị cao huyết áp

    Sinh ra cân nặng bình thường, nhưng bé M.K suốt nhiều tháng liền không tăng cân. Vào bệnh viện, bác sĩ nói em bé 12 tháng tuổi bị suy tim, cao huyết áp.