Hen suyễn

    Hen suyễn là tên gọi dân gian của hen phế quản. Đây là bệnh lý hô hấp mãn tính có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh xảy ra do cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên, liên quan đến các yếu tố di truyền và các tác nhân từ môi trường bên ngoài. 

    Hen suyễn ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và các hoạt động thể lực của người bệnh. Hen suyễn là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc tuân thủ điều trị giúp ích trong kiểm soát các triệu chứng của bệnh..  

    Nhiều yếu tố đã được chứng minh làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn và xuất hiện các triệu chứng của các cơn hen phế quản. Việc xác định được các yếu tố nguy cơ giúp ích trong việc kiểm soát triệu chứng và thay đổi lối sống. Hầu hết đều liên quan đến việc gia tăng sự tiếp xúc với các yếu tố khởi phát bệnh, bao gồm:

    • Có người thân trong gia đình mắc bệnh

    • Trẻ trai có khả năng mắc hen suyễn cao hơn trẻ gái. Đến lứa tuổi 20 tỷ lệ mắc bệnh không khác nhau giữa hai giới, và sau 40 tuổi, phụ nữ có khuynh hướng mắc bệnh nhiều hơn.

    • Tiền sử dị ứng, mắc các bệnh lý như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng

    • Thừa cân, béo phì

    • Hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với khói thuốc lá

    • Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp như khói bụi, hóa chất dùng trong nông nghiệp, xây dựng.

    Triệu chứng hen suyễn trên lâm sàng thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Người bệnh có thể thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen phế quản hoặc chỉ sau các yếu tố khởi phát như luyện tập thể lực. 

    Bệnh hen suyễn có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như:

    • Thở nhanh, thở dốc

    • Ho, khạc đàm, nặng hơn khi có nhiễm trùng đường hô hấp trên

    • Thở rít, thở khò khè. Đây là dấu hiệu giúp hướng tới chẩn đoán hen suyễn ở trẻ.

    • Cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực

    • Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, ho, thở rít xuất hiện vào ban đêm.

    • Trong cơn khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy rải rác.

    Khi bệnh diễn tiến nặng nề hơn, tần suất xuất hiện của các cơn hen suyễn dày đặc hơn, triệu chứng khó thở trở nên nặng nề hơn và bệnh nhân cần được sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên hơn.  

    Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của một cơn hen phế quản nặng, đe dọa tính mạng để đến các cơ sở y tế kịp thời:

    • Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách nhanh chóng

    • Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol.

    • Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ.

    Nguyên nhân hen suyễn hiện nay chưa được thực sự hiểu rõ. Nhiều chuyên gia cho rằng tác nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa yếu tố môi trường và các yếu tố di truyền. Việc phơi nhiễm với các dị nguyên có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh hen suyễn trên lâm sàng. Phản ứng của cơ thể trước các yếu tố khởi phát dẫn đến các bất thường ở đường hô hấp như co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy và viêm phế quản

    Yếu tố dị nguyên gây hen rất đa dạng và khác nhau tùy theo từng bệnh nhân, bao gồm:

    • Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khuẩn, virus

    • Không khí lạnh

    • Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí

    • Mạt nhà

    • Xúc cảm mạnh, stress

    • Tập luyện thể lực

    • Một số loại thuốc như: ức chế beta, aspirin, ibuprofen, naproxen

    • Một số loại thức ăn và nước uống cụ thể như: tôm, khoai tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô, bia, rượu

    • Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

    Người đàn ông tử vong vì chất độc trong tường nhà

    Childers đã qua đời sau khi nấm mốc độc hại phát triển trong các bức tường khiến bệnh hen suyễn của anh trở nặng.