Hư mòn phanh
Việc tăng, giảm ga đột ngột còn khiến chiếc xe của bạn hư hỏng nhiều bộ phận quan trọng. Trong đó, hệ thống phanh là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Quá trình giảm ga sẽ đi với hành động đệm phanh, lâu dần khiến các má phanh bị mòn, ảnh hưởng đến khả năng phanh của chiếc xe. Trong nhiều trường hợp, nếu không kiểm tra kỹ có thể dẫn đến những va chạm không đáng có.
Ngoài ra, các lốp xe cũng sẽ bị hao mòn dần do bị trượt trên đường. Nếu phanh xe bị bào mòn, khi di chuyển dưới thời tiết mưa lớn, đường trơn sẽ rất nguy hiểm vì có tài xế thể mất lái bất kỳ lúc nào.
Hao nhiên liệu
Ngoài việc xe bị hao mòn phanh, bạn sẽ phải tốn kha khá chi phí cho nhiên liệu nếu tăng, giảm ga đột ngột. Nguyên nhân là do xe phải dùng nhiều xăng hơn để thay đổi vòng quay động cơ lớn, qua đó giúp xe thay đổi vận tốc như yêu cầu.
Cụ thể, khi tăng ga, xe bắt đầu quá trình đốt nhiên liệu ở khoang đốt của động cơ. Trong quá trình ấy, nếu bạn đột nhiên giảm ga sẽ khiến tình trạng đốt không hết, gây nên việc tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn mức bình thường. Chưa kể, thói quen này còn gây ra hiện tượng khói trắng, lâu ngày có thể khiến động cơ bị hỏng.
Trục xe bị ảnh hưởng
Trục xe cũng là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng nặng nề do thói quen tăng, giảm ga đột ngột. Nếu tài xế liên tục thực hiện thao tác này có thể khiến trục xe thay đổi quán tính. Quá trình chuyển động tịnh tiến của nó bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến tác động lên toàn bộ hệ thống của xe.
Theo CarTimes
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô lâu không đi, có nên tháo cọc ắc-quy để tránh hết điện?
Trong thời gian giãn cách xã hội, ô tô của tôi nằm im một chỗ vài tuần trời. Nhiều người "mách", nên tháo cọc ắc-quy để tránh hết điện sau thời gian dài xe để không.