Video:

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ sắc màu Lai Châu” nằm trong khuôn khổ Lễ khai mạc Tuần văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội năm 2020 diễn ra tối ngày 18/12 tại khu công viên Nhà Bát Giác (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

{keywords}
Điệu múa mô phỏng hoạt động tâm linh.

Kịch bản được dàn dựng theo phong cách dân gian đương đại, lột tả những sắc màu văn hóa tinh túy của đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu.

Đồng thời, chương trình mang hơi thở cuộc sống của ngày mới với nhiều tiết mục ca - múa - nhạc, hoạt cảnh tái hiện lễ hội, nghi lễ tâm linh trong đời sống các dân tộc thiểu số Lai Châu.

{keywords}
Kịch bản chương trình dàn dựng công phu.

Nội dung chương trình được dàn dựng công phu nhằm giới thiệu vẹn nguyên những nét văn hóa đặc sắc nhất của Lai Châu tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Ông Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, do đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên những chương trình liên quan đến hoạt động đông người, phía UBND tỉnh cũng phải cân nhắc, chọn thời điểm phù hợp.

Chương trình được sự phối hợp chặt chẽ của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hà Nội cũng như các ban ngành tạo điều kiện nên chúng tôi chỉ mất khoảng hơn một tháng lên kế hoạch và triển khai.

"Qua chương trình, chúng tôi muốn quảng bá bản sắc đồng bào ở Lai Châu, để phát triển du lịch, cơ cấu lại và coi du lịch là nguồn lực, tạo sinh kế cho người dân Lai Châu. 

Chúng tôi muốn khai thác được những tiềm năng lợi thế của Lai Châu, nhất là phong cảnh và bản sắc văn hóa.

Các đội văn nghệ của chúng tôi ngày hôm nay đến từ các xã, bản. Ngoài việc phát triển kinh tế xã hội, chúng tôi cũng quan tâm rất nhiều đến an sinh xã hội, đặc biệt là các văn hóa của đồng bào để bảo tồn, gìn giữ.

Chính vì vậy, việc lan tỏa các đội văn hóa ở các xã, bản Lai Châu diễn ra thường xuyên và liên tục nên khi các em tập hợp, tập dượt chương trình cũng có kỹ năng thành thục. Khi xuống dưới đây, các em nhanh chóng quen với môi trường, háo hức được phục vụ khán giả", đại diện tỉnh Lai Châu cho hay. 

Một hoạt động không kém phần sôi động, đa sắc màu đó là lễ hội đường phố. Các nghệ nhân, diễn viên thuộc 6 dân tộc của Lai Châu sẽ biểu diễn các điệu múa mô phỏng hoạt động đời sống sinh hoạt thường ngày, làn điệu dân ca truyền thống và tái hiện lễ cưới cũng như hoạt động tâm linh đặc sắc.

{keywords}
Các diễn viên múa thuộc 6 dân tộc trong tổng số 20 dân tộc anh em tại Lai Châu. 

Huyện Mường Tè có duy nhất dân tộc Hà Nhì ở xã Ka Lăng được tập trung tham gia chương trình nghệ thuật khai mạc và lễ hội đường phố. Đây là niềm vinh dự, tự hào để 14 diễn viên, nghệ nhân của xã nỗ lực luyện tập, góp sức cho thành công của sự kiện.

Mười bốn diễn viên, nghệ nhân đã giới thiệu đến khán giả Thủ đô làn điệu: Sơ A Mì Sơ, Chê Chúi Trê, Khoang Khoang Si Khoang, múa xòe mời rượu; nghi thức ném cơm vàng và tặng trứng trong Lễ hội Gạ Ma Thú… 

{keywords}
Chương trình không chỉ là biểu diễn mà còn truyền tải văn hóa của Lai Châu đến du khách cả nước. 

 

{keywords}
Múa khèn.

 

{keywords}
Nghi lễ cúng khiến khán giả "thót tim" khi nghệ nhân thả mình rơi từ giá gỗ cao 3m xuống dưới đất. Phía dưới là nhóm người giăng sẵn vải đỡ.

Một tiết mục thú vị, được khán giả ồ lên vì thích thú là đám cưới của người dân tộc Giáy.

Trên sân khấu, đạo diễn đã tái hiện phong tục đám cưới của dân tộc này một cách sinh động. 

{keywords}
Cô dâu, chú rể và hai phù dâu cầm ô đen phía sau.

 

{keywords}
Nghi lễ trải chiếu hoa.

 

{keywords}
Đội nhạc góp vui, thổi giai điệu về tình yêu đôi lứa và sự sắt son của vợ chồng dành cho nhau. 

 

{keywords}
Màn rước dâu từ dưới khán đài lên được mọi người vỗ tay reo hò. 

 

{keywords}
Đoàn rước dâu quay lại chào khán giả. 

 

{keywords}
Thời tiết lạnh giá nhưng các nghệ sĩ biểu diễn từ Lai Châu đã mang đến sân khấu bầu không khí nóng rực. 

 

{keywords}
Tiết mục ngày mùa.

 

{keywords}
Các diễn viên cháy hết mình trong từng tiết mục.  

 

{keywords}
Lực lượng diễn viên là 110 người tham gia. Trong đó, 78 nghệ nhân, diễn viên thuộc 6 dân tộc trong tổng số 20 dân tộc anh em tại Lai Châu. Cụ thể là: Dân tộc Dao ở xã Hồ Thầu, dân tộc Lự - xã Bản Hon (huyện Tam Đường); dân tộc H'Mông - xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ); dân tộc Thái - xã Mường So (huyện Phong Thổ); dân tộc Hà Nhì - xã Ka Lăng (huyện Mường Tè); dân tộc Giáy - xã San Thàng (thành phố Lai Châu); còn lại là diễn viên chuyên nghiệp tại Hà Nội.

 

{keywords}

Ông Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu chia sẻ: "Đây là chương trình liên kết được chúng tôi đưa vào kế hoạch năm 2020 nhằm quảng bá về văn hóa của các đồng bào dân tộc Lai Châu cũng như cảnh đẹp, sản phẩm du lịch Lai Châu đến với nhân dân Thủ đô cũng như cả nước để thu hút khách du lịch đến với Lai Châu và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu của tỉnh".

Chuyển đổi số du lịch “check in” đánh thức báu vật của Lai Châu

Chuyển đổi số du lịch “check in” đánh thức báu vật của Lai Châu

Sìn Hồ được xem là báu vật của Lai Châu. Nơi đây chưa được đầu tư khai thác du lịch nên gần như giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ. 


Thái Minh - Dương Nguyên