Nóng ruột hay nóng dạ dày kéo dài là một vấn đề phổ biến và khó giải quyết. Cảm giác nóng rát, đau nhói ở dạ dày có thể làm bạn khó chịu, đôi khi đi kèm với các triệu chứng khác cảnh báo sức khỏe có vấn đề.
Ảnh minh họa: Monashivf
Các triệu chứng
Tình trạng nóng ruột xảy ra khi chất lỏng trong dạ dày khô, gây khát, khô miệng và táo bón. Hơi nóng trong dạ dày làm giảm cảm giác thèm ăn, bạn cảm thấy no ngay cả khi ăn ít. Điều này là do không có đủ dịch dạ dày để nghiền nát thức ăn.
Nóng dạ dày sẽ gây ra các vấn đề như buồn nôn và nôn, hôi miệng, chảy máu và đau nướu răng, viêm dạ dày.
Nguyên nhân
Tình trạng này thường xuất phát từ lối sống không lành mạnh và các vấn đề sức khỏe.
Khi đó, một lượng nhiệt quá mức sản sinh khiến quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Nếu bạn không để tâm kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe. Có một số nguyên nhân phổ biến gây nóng ruột như sau:
- Viêm dạ dày: Đây là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Ngoài việc gây nóng, viêm dạ dày còn có thể làm bạn buồn nôn, nôn mửa, cảm giác đầy bụng sau khi ăn. Trong trường hợp nặng hơn, bạn có thể bị loét, chảy máu dạ dày và nguy cơ ung thư dạ dày.
- Loét dạ dày: Đây là những vết loét phát triển trên niêm mạc bên trong của dạ dày và phần trên của ruột non. Triệu chứng phổ biến nhất của vết loét là nóng, rát dạ dày. Bạn cũng dễ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi liên tục, ợ chua, buồn nôn và không dung nạp một số loại thực phẩm.
- Hội chứng ruột kích thích: Đây là một rối loạn phổ biến và có thể ảnh hưởng đến ruột và dạ dày. Bạn sẽ thấy khó chịu ở bụng, đôi khi đau rát kèm theo đầy hơi, táo bón, buồn nôn và tiêu chảy.
- Khó tiêu: Chứng đau bụng, khó tiêu gây khó chịu ở vùng bụng trên. Nó có thể là một triệu chứng của một vấn đề tiêu hóa khác.
- Trào ngược axit: Khi axit trong dạ dày trào ngược vào thực quản, bạn sẽ có cảm giác nóng rát ở ngực hoặc dạ dày kèm theo đau ngực và khó nuốt.
Ảnh minh họa: Eatthis
- Ăn thực phẩm cay: Chất capsaicin trong một số thực phẩm cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc ruột và gây ra đau bụng cùng các triệu chứng tiêu hóa khác.
- Nhiễm khuẩn HP: Vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển dẫn đến nóng dạ dày.
- Thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau, có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, làm đau rát dạ dày.
Một số nguyên nhân khác khiến nóng dạ dày là ăn quá no, ăn khuya, uống nhiều rượu bia, lối sống ít vận động, hút thuốc lá.
Cách điều trị
Cách tốt nhất để điều trị chứng bốc hỏa trong dạ dày là ngừng tiêu thụ thức ăn và đồ uống nóng để giải nhiệt cho dạ dày và bồi bổ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, bạn nên áp dụng một lối sống lành mạnh (hạn chế bia rượu, thuốc lá, ngủ sớm, tập thể thao).
Nếu đã áp dụng các giải pháp trên mà không hiệu quả, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa chuẩn xác.
An Yên (Theo Boldsky)
Đau bụng sau ăn phở, người phụ nữ Hà Nội bị thủng ruột
Sau ăn phở 1 ngày, chị V. đau bụng quặn từng cơn phải vào viện cấp cứu. Bác sĩ phát hiện “thủ phạm” trong ruột.