Một nghiên cứu của Khoa Tâm lý học, ĐH Washington tiết lộ, trẻ em tỏ ra hư hơn 800% khi ở gần mẹ. Nếu đứa trẻ dưới 10 tuổi, thì tỷ lệ này còn tăng lên gấp đôi là 1.600%.

{keywords}

Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng 500 gia đình và đo lường các yếu tố: khóc lóc, gào thét, đòi bế, mè nheo.

Giáo sư về hôn nhân và gia đình – Tiến sĩ K.P Leibowitz đưa ra một góc nhìn về nghiên cứu: “Điều mà chúng tôi phát hiện ra là, những đứa trẻ khoảng 8 tháng tuổi có thể đang chơi vui vẻ nhưng khi nhìn thấy mẹ là 99% có xu hướng khóc lóc, tìm sự chú ý. Chỉ có 1% khi nghe thấy tiếng mẹ là bắt đầu ném đồ vật và đòi ăn mặc dù chúng vừa mới ăn xong”.

Anh Paul Olsen – ông bố 3 con và cũng là người tham gia vào nghiên cứu này – đã “sốc” với kết quả của nghiên cứu. “Tôi luôn tự hỏi tại sao cô ấy không thể làm hoàn thiện bất cứ việc gì”.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, mặc dù sử dụng cùng phương pháp kỷ luật, nhưng 100% trẻ phản ứng tốt hơn với những hướng dẫn được nói với cường độ bình thường nếu tới từ một ai đó không phải mẹ. Để nhận được kết quả tương tự thì những phụ nữ trong nhóm phải tăng cường độ giọng giống như khi bị tấn công bởi những động vật lớn.

“Tôi không cần một nghiên cứu mới biết điều này” – bà mẹ 4 con, cũng là người tham gia nghiên cứu Lisa Powell chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. “Bọn trẻ nhà tôi hành xử như vậy khi được 1,5 tuổi. Đó là lý do bây giờ tôi là kẻ nghiện rượu”.

Tuy vậy, các bà mẹ không nên lo lắng trước hiện tượng này. Ngược lại, bạn nên cảm thấy vui vì điều đó, vì nó có nghĩa là bạn đang làm tốt công việc của mình.

Blogger, bà mẹ 2 con Kate Baltrotsky đã đưa ra một lý giải vô cùng dễ thương, mà có thể khiến bạn có một suy nghĩ khác về sự mè nheo đáng ghét của bọn trẻ khi gần mẹ. “Bởi vì bạn là nơi an toàn. Bạn là nơi mà chúng có thể sà đến với mọi rắc rối của mình. Nếu bạn không thể làm mọi chuyện tốt hơn thì còn ai có thể đây?”

Theo chị, mẹ là nơi trẻ có thể trút những cảm giác và cảm xúc khó chịu. Khi trẻ phải giữ những cảm xúc khó chịu đó cả ngày thì đến khi gặp mẹ, chúng có thể xả ra.

Điều đó có nghĩa là bạn hãy cứ để con khóc lóc, mè nheo khi có mình ở đó. Bạn đừng lo sẽ làm hư đứa trẻ nếu cứ về đến nhà là thấy những rên rỉ, la khóc. Thay vào đó, hãy tạo ra không gian đủ an toàn để cho phép trẻ thể hiện cảm xúc tự nhiên của mình.

Và mỗi khi trẻ thấy bạn bước ra khỏi nhà là chúng lại có những hành động tương tự, thì đó là một dấu hiệu cho thấy con yêu bạn rất nhiều.

  • Nguyễn Thảo (tổng hợp)