Tâm thư đặc biệt này dù không nhiều câu chữ nhưng tất cả đã thể hiện hết qua từng bức ảnh được vẽ tay bày tỏ nỗi niềm của các học trò lớp 12 Lý, Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long.

Trong thư, các em bày tỏ với cô nhiều đêm “ăn không ngon, ngủ không yên” vì bài kiểm tra 1 tiết vừa qua có kết quả không tốt.

Vì vậy, tập thể lớp năn nỉ cô giáo dạy Sinh học cho lớp thêm một cơ hội được kiểm tra lại.

Biết rằng việc này cũng không phải dễ dàng được chấp nhận, các cô cậu học trò cũng khéo đưa ra trước đề xuất: “Chỉ cộng điểm 2 bài lại rồi chia đôi thôi cô”.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Chia sẻ với VietNamNet, em N.V.K.T – một thành viên của lớp 12 Lý không ngần ngại giãi bày rằng lớp vừa trải qua một bài kiểm tra 1 tiết môn Sinh học mà mặt bằng chung điểm tương đối thấp. 

“Là lớp chuyên Vật lý nên càng về cuối năm, để chuẩn bị cho thi ĐH, lớp chúng em cũng có phần chểnh mảng môn Sinh và rồi kết quả bài kiểm tra không như ý và cũng khiến cô giáo buồn. Tự nhận ra đó là điều không tốt nên cả lớp đã cùng nhau lên ý tưởng và thông qua một bạn là “cây vẽ” của lớp để thể hiện”.

Sau khoảng 45 phút để thực hiện ý tưởng, chỉ với 9 bức ảnh, thông điệp đã được gửi trọn vẹn tới cô giáo.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Nam sinh này cho biết, phản ứng của cô giáo khi nhận bức tâm thư này là một nụ cười và dành lời khen cho những bức hình dễ thương.

“Tuy nhiên, cô vẫn chưa đề cập gì đến chuyện bài kiểm tra và chúng em thì vẫn đang hồi hộp, thấp thỏm chờ đợi kết quả”, nam sinh tiết lộ.

T. cho biết, nếu cô gật đầu đồng ý thì đó sẽ là một thông tin tuyệt vời đến với cả lớp mình. “Chúng em hứa sẽ học hành chăm chỉ và phân bổ thời gian các môn đều hơn. Chúng em sẽ không chểnh mảng và cũng không muốn để cô phải phiền lòng nữa”, nam sinh đại diện cho cả lớp bày tỏ quyết tâm.

Thanh Hùng

Những bảng tuần hoàn Hóa học “có một không hai”

Những bảng tuần hoàn Hóa học “có một không hai”

Với đề bài thiết kế lại bảng tuần hoàn Hóa học sao cho vẫn đúng nhưng dễ nhớ và dễ hiểu hơn, các học sinh đã sáng tạo nên những sản phẩm độc đáo “có một không hai”.