Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khoảng 12km, khu bảo tồn lan rừng Troh Bư tọa lạc tại xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn).

Ấn tượng đầu tiên của khách khi đến tham quan đó là khung cảnh xanh rì, ngập tràn các loài cây cỏ, hoa lá và nhất là hàng trăm gốc lan rừng lớn nhỏ các loại nằm rải rác trong khu bảo tồn.

Tận mắt vườn lan rừng lớn nhất Việt Nam, với 200 loại

Ông Hưng dành 26 năm để bảo tồn, phát triển lan rừng (Ảnh: Uy Nguyễn).

Ông Đỗ Tuấn Hưng - chủ nhân Khu bảo tồn Troh Bư chia sẻ, bản thân được sinh ra lớn lên gắn liền với ngành lâm nghiệp nên ông rất yêu thiên nhiên, hoa lá. Đặc biệt, sinh sống tại mảnh đất nắng gió Đắk Lắk ông nhiều lần có cơ hội đến những cánh rừng qua những chuyến công tác và từ đó đã đem lòng say mê với loài lan rừng.

Với ông Hưng, loài lan rừng có một vẻ đẹp kiêu sa, hoang dã với mùi hương rất thơm hiếm có loại hoa rừng nào sánh bằng.

Tận mắt vườn lan rừng lớn nhất Việt Nam, với 200 loại

Lan rừng có vẻ đẹp độc đáo hiếm có loài hoa rừng nào sánh bằng (Ảnh: Thúy Diễm).

Trước thực trạng nhiều khu rừng bị khai thác để lấy đất phục vụ dự án, loài lan rừng cũng vì vậy có nguy cơ mai một theo năm tháng.

Cách đây tròn 26 năm, ông Hưng đã mạnh dạn mua 5ha đất tại huyện Buôn Đôn để trồng cây rừng nhằm tái sinh, bảo tồn loài lan rừng.

Khi lan rừng chưa bị cấm khai thác và còn phong phú, ông Hưng tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần lặn lội vào những cánh rừng vùng sâu vùng xa, chấp nhận ăn ngủ tại rừng để mang lan rừng về để cấy ghép lên những thân cây, ghép lên đá. Ông để lan sống tự nhiên nhất, không chịu nhiều tác động của con người.

Tận mắt vườn lan rừng lớn nhất Việt Nam, với 200 loại

Những giò lan rừng ông Hưng tỉ mỉ gắn vào những thân cây để chúng phát triển tự nhiên (Ảnh: Thúy Diễm).

Theo năm tháng, vườn lan rừng của ông sinh sôi, nảy nở với trên 200 loài lan được cấy ghép vào trên 10.000 thân cây rừng, trong đó có nhiều loài lan quý hiếm như: Giã hạc, Nghinh xuân, Kiều dẹt, Ngọc điểm… Bên cạnh đó, vườn lan còn có khoảng 20 loài địa lan với khoảng 1.000 gốc trồng rải rác khắp và còn có khoảng 300 giống bản địa tái sinh tại chỗ.

Khu bảo tồn lan phát triển, ông Hưng đặt tên là Troh Bư - theo tiếng Ê đê là thung lũng cá lóc, bởi nơi đây ngày xưa có rất nhiều cá lóc nằm rải rác ở những con suối, khe nước chảy qua khu vực. Những nơi có cá lóc sinh sôi được người dân cho đó là vùng đất lành, nơi sẽ có cuộc sống ấm no, trù phú.

Tận mắt vườn lan rừng lớn nhất Việt Nam, với 200 loại

Nhiều loại lan rừng đã sinh sôi, phát triển lớn mạnh trong khu bảo tồn (Ảnh: Thúy Diễm).

Vào năm 2017, Khu bảo tồn lan rừng Troh Bư đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietking) vinh danh "Bộ sưu tập lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam". Đó là niềm vinh dự rất lớn cho ông Hưng và cũng là động lực để ông tiếp tục đeo đuổi, phát triển niềm đam mê vô tận của mình.

Tận mắt vườn lan rừng lớn nhất Việt Nam, với 200 loại

Khu bảo tồn lan rừng Troh Bư như một khu rừng thu nhỏ với thảm thực vật phong phú (Ảnh: Thúy Diễm).

Vài năm gần đây bỗng xuất hiện trào lưu chơi lan đột biến, những giò lan có giá cả hàng chục tỷ đồng gây xôn xao dư luận. Khu bảo tồn lan của ông Hưng cũng vì vậy được nhiều người ngỏ ý mua lại nhưng ông đều lắc đầu từ chối.

"Tôi sưu tầm lan rừng không phải để kinh doanh mà để bảo tồn nguồn gen hoa lan quý hiếm, lưu giữ giá trị của thiên nhiên cho đời sau.

Rừng ngày càng bị thu hẹp, lan rừng bị săn ráo riết nên muốn chiêm ngắm những giò lan rừng rất khó nên tôi chỉ biết lưu giữ lại để thế hệ sau đến với Troh Bư còn được chiêm ngắm lan rừng", ông Hưng chia sẻ.

Tận mắt vườn lan rừng lớn nhất Việt Nam, với 200 loại

Những nhánh lan rừng nở đẹp đây cuốn hút (Ảnh: Thúy Diễm).

Khu bảo tồn Troh Bư lâu dần cũng trở thành một địa điểm du lịch thu hút du khách khi đặt chân đến vùng đất Đắk Lắk. Đặc biệt đối với những người đam mê sinh vật cảnh trong và ngoài nước.

Theo Dân Trí

Vườn hồng đẹp như cổ tích của mẹ Việt ở New Zealand

Vườn hồng đẹp như cổ tích của mẹ Việt ở New Zealand

Sau hơn 4 năm cặm cụi, chị Hà đã có được vườn hồng mơ ước để ngày ngày ra thưởng trà, nghe nhạc.