Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) chuẩn bị tiến hành lấy mẫu đất đá lần thứ 3 trên bề mặt sao Hỏa sau 2 lần thất bại, để phân tích khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh này.
Khu vực tàu thăm dò Curiosity lấy mẫu đầu tiên trên sao Hỏa. Ảnh: LiveScience. |
Các mảnh vật chất màu sáng được đánh giá là rác từ tàu thăm dò Curiosity. Nhóm khoa học không muốn đưa những vật chất này vào hệ thống xử lý mẫu trên tàu thằm dò”, nhóm điều hành sứ mệnh tàu Curiosity của NASA cho biết trên Live Science.
Vì thế, các nhà khoa học đã điều khiển tàu thăm dò này nhả lại mẫu đất đá và di chuyển tới một khu vực khác để lấy mẫu. Ngày 18/10 vừa qua, tàu thăm dò Curiosity đã thực hiện sứ mệnh lẫy mẫu đất đá lần thứ 2 trên sao Hỏa.
Tuy nhiên, kết quả phân tích mới nhất cho thấy rằng những vật chất màu sáng thực chất là một hiện tượng của sao Hỏa không phải từ tàu Curiosity. Các nhà khoa học đã quyết định hủy mẫu vật lấy lần thứ 2 và chuẩn bị cho lần lấy mẫu thứ 3.
“Chúng tôi tự tin với lần lấy mẫu thứ 3 được dựa trên những đánh giá mới nhất về những vật chất sáng. Kết quả mới cho thấy vật chất sáng này có nguồn gốc từ sao Hỏa và chúng lẫn trong đất đá của hành tinh này”, NASA cho biết.
Tàu thăm dò Curiosity trị giá 2,5 tỷ USD đã bắt đầu khám và sao Hỏa từ khi đáp xuống hành tinh này vào ngày 5/8. Hiện tại, nó đang tiến tới địa điểm có tên là Glenelg để tiến hành lấy mẫu lần thứ 3 và sẽ là mẫu đất đã đầu tiên nếu thành công.
Hà Hương