Đánh giá hiệu quả của một hoạt động rộng khắp trong một số năm như đóng tàu xa bờ thời đó cần phải xem xét và nhìn nhận một cách tổng hợp về ý nghĩa, đặc trưng kinh tế xã hội và năng lực nghề cá đảm trách các nhiệm vụ liên quan.

Câu chuyện đóng mới và cải hoán tàu cá nhằm vươn ra đánh bắt xa bờ được tính đến và có bài bản khá tổng lực từ năm 1993. Tuy nhiên, công việc thực sự được khởi động năm 1995, và được tạo cơ chế khá táo bạocùng với chính sách tín dụng ưu đãi để đầu tư mạnh từ khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 393 TTg ngày 9.6.1997. Triển khai sau 4 năm 1997- 2001 Nhà nước đã giành ra tổng cộng 1.490 tỷ đồng để ngư dân vay ưu đãi đóng mới và cải hoán 1.305 tàu có công suất từ 90 CV trở lên.

Chỉ sau 4 năm đó, cùng với số tàu đóng bằng vốn vay Nhà nước, ngư dân còn tự bỏ vốn phát triển thêm 3.190 chiếc, cộng với một số tàu khác đóng đợt này từ doanh nghiệp Nhà nước, đưa số tàu khai thác xa bờ đến cuối năm 2001 lên  khoảng 4.600. Bù đắp lại thiệt hại nặng nề sau bão số5/1997 ( bão Linda), Nhà nước đã khẩn trương đầu tư tín dụng ưu đãi giúp dân nhanh chóng khôi phục, đồng thời nâng cấp đội tàu để có thêm 1.426 tàu thuyền các loại, đưa tổng cộng số tàu xa bờ lên hơn 6.000 chiếc. Nhờ đó làm thay đổi cơ cấu sản lượng khai thác biển và nâng cao giá trị sản lượng làm ra.

{keywords}
Ngư dân ven biển Nghệ A. Ảnh: Việt Hùng

Đánh giá hiệu quả của một hoạt động rộng khắp trong một số năm như đóng tàu xa bờ thời đó cần phải xem xét và nhìn nhận một cách tổng hợp về ý nghĩa, đặc trưng kinh tế xã hội và năng lực nghề cá đảm trách các nhiệm vụ liên quan.

Tuy nhiên, một khi Nhà nước bỏ tiền vào đầu tư thì trước tiên phải tính toán để bảo toàn đồng vốn, phải rạch ròi lỗ lãi một cách trách nhiệm với dân và với kinh tế đất nước. Quan trọng nhất một khi triển khai chủ trương gặp khó là phải từ cái được, cái mất, cái khó mà tính toán căn cơ nhằm lựa chọn có đi tiếp hay dừng, đi tiếp thì điều chỉnh ra sao. Chúng tôi đã không thuyết phục được các cấp các ngành xem xét thấu đáo hơn việc cho đi tiếp và điều chỉnh để khắc phục cái yếu.

Trong tình hình nợ vay có phần ứ đọng năm 2001 thì việc đề nghị tiếp tục sau thời điểm đó thực sự không có sức thuyết phục. Sau này trước khi về nghỉ tôi lại thấy mình cùng tập thể đã không thành công bằng việc nỗ lực hết sức để chứng minh tính đúng đắn của việc đổi hướng và tiếp tục của công cuộc xa bờ này. Chính sự không thuyết phục đó phần nào làm cho “Tôi là người khổ tâm” như có lần tự nhận. Khổ tâm nhất là muốn mà việc chính đáng đó phải dừng, nhường chỗ cho hàng chục năm bàn cãi rồi bế tắc trước khi có Nghị định 67 với những quyết sách tương tự cách đây sắp tròn 3 năm.

Lưu ý rằng, cũng các năm 2000 và 2001 dân Cà Mau, Bạc Liêu “tự động” phá cống nuôi tôm, bắt đầu thời kỳ mở mang diện tích nuôi tôm rộng khắp. Một hoạt động sôi động khác của ngành thủy sản bắt đầu.Quản lý ngành thủy sản lại bận bịu với một cao trào mới trong dân, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Việc này không thuộc phạm vi của bài viết, ngoài việc muốn nhắc là: Cao trào này làm cho việc dừng xa bờ yên ắng đi ngoài một số cuộc thanh tra, chất vấn tại Quốc hội, rồi giải quyết vấn đề vốn đầu tư đã không thu lại được. Năm đó cung ứng dầu cho một số tỉnh nghề cá trọng điểm khó khăn, rồi giá dầu lấy đà lên mạnh so với trước cũng góp phần làm chao đảo tàu xa bờ!...

Tôi nghĩ và viết lại nội dung này không phải là một bản tổng kết, cũng không phải là một bài báo hay một tài liệu tường trình mà là một sự trải lòng về công việc mình đã trải nghiệm để liên tưởng việc cũ khi đang diễn ra những việc hiện tại. Đoạn viết này cũng không bao hết những gì tôi muốn nói về xa bờ và cũng chỉ là một ít trong thực tế đã trải nghiệm.

Tôi chợt  nhớ đến Quyết định 393  của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/6/1997. Như thế là đã 20 năm tròn của những ngày duyệt dự án đầu tiên, và tự nhiên tôi thấy muốn viết và ngồi viết lại những trang trải nghiệm này. Cũng vừa tròn 3 năm ra đời Nghị định 67 với vẫn cái tiêu đề như Quyết định 393 hai mươi năm trước…

Tạ Quang Ngọc

Hằng Tâm - Hoàng Oanh ghi