Ứng dụng công nghệ cao để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp khu vực đô thị, cận đô thị

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe giới thiệu về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; chia sẻ kết quả thực hiện và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp; những khó khăn trong công tác khuyến nông đô thị, cận đô thị; trao đổi giữa các chuyên gia nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và các hoạt động khuyến nông đô thị, cận đô thị, hướng tới nền nông nghiệp thông minh hiện đại thực sự hiệu quả và bền vững...

Với ưu điểm của nông nghiệp đô thị là tận dụng diện tích nhỏ để phát triển sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm sạch tại chỗ cho cư dân đô thị, giảm ô nhiễm môi trường. Thời gian tới câu lạc bộ khuyến nông đô thị tiếp tục chia sẻ những cách làm hay, ứng dụng công nghệ cao để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp khu vực đô thị, cận đô thị.

minhoa.png
Chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao tại Tây Ninh

Nông nghiệp Tây Ninh đang trên đà phát triển nhanh, hiện nay, tỉnh đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt như mô hình trồng dưa lưới của Công ty Hoàng Xuân, mô hình trồng mãng cầu VietGAP của Công ty CP Natani, trồng cây đinh lăng kết hợp áp mái pin năng lượng mặt trời tại huyện Tân Châu… Các dự án được trang bị hệ thống tưới tự động, nhà màng ngăn mầm bệnh, dịch hại xâm nhập..... và trở thành những mô hình điểm trong phong trào phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Tây Ninh.

Chuyển đổi số để hiện đại hoá ngành nông nghiệp

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Nguyễn Đình Xuân, Tây Ninh định hướng phát triển nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh. Tỉnh phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp bền vững, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại. Vì vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là cần thiết.

Chuyển đổi số, đó chính là quá trình thay đổi mô hình sản xuất, lấy công nghệ làm nền tảng, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động sản xuất, đem lại giá trị cao. 

Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu để hiện đại hoá ngành nông nghiệp công nghệ tiên tiến giúp nâng cao năng suất và giá trị nông sản. Thấu hiểu được phương châm đó, ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đã áp dụng hàng hoạt công nghệ hiện đại vào sản xuất, hỗ trợ cho nông dân chi phí xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới công nghệ mới, tưới tiêu tự động, hỗ trợ cài đặt phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, triển khai thực hiện Đề án vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm cơ sở thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ thể OCOP tham gia gian hàng tại các diễn đàn, hội chợ thương mại. Đẩy mạnh công tác phát triển nền tảng dữ liệu số, các ứng dụng dùng chung của trung ương và địa phương trong quản lý sản phẩm ngành nông nghiệp. Việc làm này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ông Nguyễn Đình Xuân nhấn mạnh, áp dụng chuyển đổi số là xu thế tất yếu để đảm bảo sự cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, khi mà còn khá nhiều những điểm chưa bắt kịp với xu thế chung. Bởi vậy áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp nông nghiệp của chúng ta hiện đại, văn minh hơn. Giúp người nông dân sản xuất ra sản phẩm tốt hơn, bắt kịp yêu cầu thị trường. Áp dụng chuyển đổi số còn giúp cho hành trình xây dựng nông thôn mới ngày càng nâng cao, bền vững, thông minh.

Ngọc Minh và nhóm PV, BTV