Tencent, đại gia game đình đám của Trung Quốc, thể hiện rõ tham vọng khi thâu tóm Supercell, hãng sở hữu tựa game di động ăn khách toàn cầu Clash of Clans.

Game di động là thị trường đầy rủi ro, nhưng nếu đi đúng hướng thì các hãng phát triển hoàn toàn có thể kiếm được bộn tiền. Các tựa game có cốt truyện gây nghiện cùng các lựa chọn mua sắm trong game phong phú thường là các game hút khách nhất, mà Clash of Clans chính là một thí dụ điển hình.

{keywords}
Tencent thâu tóm Supercell liệu có thành công?

Việc Supercell rơi vào tay Tencent thực ra không khiến giới game bất ngờ, bởi đại gia Trung Quốc này đã muốn vươn ra thị trường toàn cầu từ lâu. Với thương vụ 8.57 tỷ USD này, quyền sở hữu Supercell sẽ chuyển từ tay mạng di động Softbank của Nhật Bản sang tay Tencent.

"Đây là một hợp đồng khổng lồ đối với Supercell, còn Tencent thì hy vọng thị trường Trung Quốc sẽ tạo ra đủ cơ hội để Supercell tránh khỏi số phận của những thương vụ thâu tóm hãng game có kết quả khá trồi sụt trước đây", trang PhoneArena nhận định.

Còn nhớ năm 2012, hãng Zynga đã mua lại OMGPOP, hãng phát triển game Draw Something khá ăn khách thời bấy giờ với giá 180 triệu USD. Thật không may, Draw Something đã phát triển tới hạn và cắm đầu đi xuống kể từ đó. Rồi năm ngoái, Activision Blizzard đồng ý mua lại King, hãng phát triển tựa game Candy Crush đình đám với giá 5.9 tỷ USD. Hợp đồng này tỏ ra khá ổn trong thời gian đầu, khi King đóng góp tới 23% tổng doanh thu quý của Activision Blizzard. Song gần đây, doanh thu King cũng bắt đầu đi xuống.

Tuy vậy, Tencent có một lịch sử thâu tóm khá tích cực. Hãng này từng mua lại hãng game Riot Games, hãng sở hữu tựa game cực ăn khách League of Legend. Hơn nữa, Supercell cũng có danh mục game đa dạng hơn so với King, với những tựa game như Boom Beach, Clash Royale hay Hay Day.

T.C